Chẩn đoán và điều trị viêm ruột mạn tính ở trẻ em

Viêm ruột mạn tính bao gồm bệnh Crohn và viêm loét đại tràng. Trong đó, viêm loét đại tràng chủ yếu gây tổn thương ở dại – trực tràng, còn bệnh Crohn có thể ảnh hưởng đến bất kỳ vị trí nào trên dạ dày – ruột. Đặc biệt, viêm ruột mạn tính ở trẻ em không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, mà còn cản trở hấp thu dinh dưỡng và quá trình phát triển của trẻ.

Bạn đang đọc: Chẩn đoán và điều trị viêm ruột mạn tính ở trẻ em

Triệu chứng trẻ bị viêm ruột mạn tính

  • Triệu chứng về tiêu hóa: tiêu chảy, đi ngoài ra máu, đau quặn bụng, tắc ruột, chán ăn, hấp thu kém.
  • Triệu chứng toàn thân: sụt cân, người gầy yếu, sốt, nổi mẩn đỏ, loét miệng áp xe và các bệnh viêm gan. Ngoài ra trẻ mắc bệnh Crohn có thể có triệu chứng rò rỉ, áp xe, hoặc nứt hậu môn.

Chẩn đoán viêm ruột mạn tính ở trẻ em

Viêm ruột mạn tính là bệnh khó chẩn đoán, thường được thực hiện qua phương pháp loại trừ những bệnh có triệu chứng tương tự. Một số xét nghiệm thường được áp dụng là:

Chẩn đoán và điều trị viêm ruột mạn tính ở trẻ em

Trẻ bị viêm ruột mạn tính cần được chẩn đoán và điều trị sớm.

  • Xét nghiệm máu: kiểm tra tình trạng thiếu máu hoặc các dấu hiệu nhiễm trùng.
  • Xét nghiệm tìm máu trong phân: xác định tình trạng chảy máu trong trực tràng hay đại tràng.
  • Nội soi đại tràng: quan sát toàn bộ đại tràng, có thể thực hiện sinh thiết nếu cần thiết.
  • Chụp cản quan đại tràng: chụp X-quang đại tràng với bari (chất cản quang) để hình ảnh rõ nét hơn.
  • Chụp ruột non: chụp X-quang, CT hoặc MRI ruột non để xác định vị trí bị thu hẹp hoặc viêm trong ruột non.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT scan): xác định rõ hơn vị trí, mức độ bệnh và kiểm tra các biến chứng.

Điều trị viêm ruột mạn tính ở trẻ em

Để điều trị viêm loét đại tràng và bệnh Crohn mạn tính cho trẻ, cần kết hợp sử dụng thuốc và chế độ ăn uống phù hợp.

Tìm hiểu thêm: Chế độ ăn uống sau sốt xuất huyết

Chẩn đoán và điều trị viêm ruột mạn tính ở trẻ em

>>>>>Xem thêm: Polyp đại tràng 5mm có cần phải cắt không?

Cần kết hợp điều trị bằng thuốc và chế độ ăn hợp lý.

Điều trị bằng thuốc: hiện nay không có thuốc đặc hiệu chữa bệnh viêm ruột mạn tính, việc dùng thuốc thường nhằm kiểm soát tình trạng viêm và ngăn bệnh phát triển nặng hơn. Một số loại thuốc thường được chỉ định là kháng sinh, sinh tố, corticoid, thuốc ức chế miễn dịch, điều trị triệu chứng… Chú ý không tự ý cho trẻ uống thuốc mà cần có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Điều trị dinh dưỡng: trẻ bị viêm ruột mạn tính cần có chế độ dinh dưỡng thích hợp để giúp cung cấp đủ năng lượng cho sự phát triển bình thường, đồng thời bù lại vitamin và khoáng chất bị thiếu. Nên hạn chế các thức ăn nhiều dầu mỡ, khó tiêu, thực phẩm chế biến sẵn, món ăn nhiều gia vị đậm, nước ngọt có ga…

Phẫu thuật: áp dụng trong trường hợp viêm ruột mạn tính ở trẻ gây ra các biến chứng nguy hiểm như thủng ruột, chảy máu, nhiễm khuẩn, có lỗ rò giữa ruột với các cơ quan khác…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *