Ngộ độ thức ăn uống sữa được không

Ngộ độc thức ăn uống sữa được không? Ngộ độ thức ăn nên ăn gì và cần kiêng gì? Đó là những băn khoăn của không chỉ người bệnh mà cả những người chăm sóc bệnh nhân. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho các bạn.

Bạn đang đọc: Ngộ độ thức ăn uống sữa được không

1. Ngộ độc thức ăn có uống sữa được không?

Sau khi tiến hành sơ cứu người bị ngộ độc thức ăn, nhiều người gặp khó khăn trong lựa chọn chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người bệnh. Tuy nhiên về cơ bản, người bị ngộ độc thức ăn sau khi được sơ cứu, ngoài việc đảm bảo bổ sung đủ nước và ổn định chất điện giải cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, tuyệt đối không nên quá kiêng khem, bởi nếu kiêng khem có thể gây kiệt sức và người bệnh không có khả năng tự đề kháng.

Ngộ độc thức ăn uống sữa được không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Uống được hay không phải tùy vào loại sữa mà bạn muốn uống. Những loại sữa bột, sữa hạt, sữa tươi… nhiều dưỡng chất không nên dùng vì lúc đó người bệnh cần bổ sung những thực phẩm thanh đạm, nhẹ nhàng có lợi cho tiêu hóa.

Ngộ độ thức ăn uống sữa được không

Cung cấp đủ nước cho cơ thể là nguyên tắc xử trí người bị ngộ độc thức ăn

2. Những loại thực phẩm cần bổ sung khi bị ngộ độc thức ăn

Xác định chế độ dinh dưỡng sẽ phù hợp vào từng trường hợp cụ thể, tuy nhiên nhóm thực phẩm khuyên dùng cho bệnh nhân ngộ độc thức ăn là:

2.1 Nước

Bổ sung nước cho những người bị ngộ độc thức ăn là nguyên tắc đầu tiên, do các triệu chứng nôn và tiêu chảy, vì vậy người bị ngộ độc thức ăn thường bị thiếu nước và rối loạn chất điện giải.
Theo đó, bệnh nhân ngộ độc thức ăn cần được truyền nước và uống thêm nước để bù đắp lại lượng nước đã mất trong cơ thể. Bên cạnh nước lọc,  bệnh nhân có thể uống trà loãng, nước ép táo.

2.2 Lựa chọn thức ăn dễ tiêu hóa

Sau khi được giải độc, bệnh nhân ngộ độc thức ăn có thể ăn uống lại bình thường. Những thực phẩm tốt cho sức khỏe người bệnh như bánh quy, và các loại ngũ cốc nấu chín như cháo bột yến mạch, các loại nước ép trái cây, trái cây mềm.
Ở Việt Nam,  có thể ăn cháo trắng (hay cháo hoa) cũng là một loại thực phẩm tốt dành cho những người đang phục hồi sau khi bị ngộ độc thức ăn.
Bên cạnh đó, ăn khoai tây nghiền nấu chín rất có lợi cho hệ tiêu hóa của người bệnh, nhất là trong giai đoạn hồi phục của người vừa trải qua ngộ độc thức ăn.
Sau khi bệnh nhân hầu như đã hồi phục hoàn toàn, người nhà bệnh nhân có thể để họ ăn các loại thực phẩm như thường ngày như trứng, hoa quả chín, rau(nấu chín), thịt gà.

Tìm hiểu thêm: Nhận biết triệu chứng của đau dạ dày tá tràng để kịp thời xử lý

Ngộ độ thức ăn uống sữa được không

Lựa chọn thực phẩm sạch và có tính chất mềm, dễ tiêu hóa

2.3 Những thực phẩm lợi khuẩn cho tiêu hóa

Sữa chua là một trong những thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa . Vì vậy, câu hỏi ngộ độc thức ăn uống sữa được không? Người bệnh có thể uống sữa chua sau khi bị ngộ độc thức ăn và đã hồi phục, để bổ sung số lượng lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa .

Ngộ độ thức ăn uống sữa được không

>>>>>Xem thêm: Khám tiêu hóa ở đâu tốt Hà Nội và quy trình thực hiện

Sữa chua là thực phẩm lợi khuẩn tốt cho người bị ngộ độc thực phẩm

3. Những thực phẩm người ngộ độc thức ăn cần tránh

Người bị ngộ độc thực phẩm cần kiêng ăn một số loại thức ăn như:
– Nhóm thực phẩm khó tiêu hóa dạng thô và cứng, thịt, chất béo, các đồ ăn chiên rán chứa nhiều dầu mỡ, rau củ sống.
– Tránh sử dụng rượu, bia (đồ uống có cồn), cà phê là loại đồ uống không tốt vì chúng chứa các hợp chất lợi tiểu, có thể dẫn tới tình trạng mất nước nếu như đi tiểu quá nhiều.
– Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, từ khâu lựa chọn thực phẩm, chế biến và bảo quản thực phẩm.

Hy vọng những thông tin trong bài đã phần nào giúp bạn giải đáp được thắc mắc bị ngộ độc thức ăn có uống sữa được không và chế độ ăn uống hợp lý nếu không may gặp phải tình trạng này.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *