Theo một số nghiên cứu y học gần đây cho thấy, có tới 60% trẻ dưới 6 tháng tuổi có triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Rối loạn tiêu hóa ở trẻ thường kèm theo tiêu chảy cấp khiến trẻ mất nước, gầy ốm, mệt lả…do đó cha mẹ cần đặc biệt chú ý và cần có kiến thức về rối loạn tiêu hóa cũng như cách chữa bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ em để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của con.
Bạn đang đọc: Cách chữa bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ em
1. Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ là do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Hệ vi sinh đóng một vai trò rất quan trọng ở đường tiêu hóa, đặc biệt là ở đại tràng. Chúng tham gia vào khâu cuối cùng của quá trình tiêu hóa giúp cơ thể hấp thụ triệt để dinh dưỡng và đảm nhiệm chức năng bảo vệ đại tràng. Đồng thời, trong môi trường đại tràng, các lợi khuẩn này có khả năng lấn áp và tiêu diệt rất nhiều loại vi khuẩn gây bệnh, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể của trẻ. Vì vậy, khi hệ vi sinh sinh vật này bị mất cân bằng sẽ dẫn đến tình trạng suy giảm chức năng tiêu hoá, thức ăn không được tiêu hoá hoàn toàn (cơ thể khó hấp thu dinh dưỡng, phân sống…) khiến các vi khuẩn gây bệnh phát triển. Nếu sự mất cân bằng này kéo dài sẽ gây bệnh viêm đại tràng mãn tính, dẫn đến suy dinh dưỡng, giảm miễn dịch ở trẻ.
Tìm hiểu thêm: Những thực phẩm tốt cho người đau dạ dày
2. Cách chữa bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ hầu hết đều kèm theo tiêu chảy cấp và tiêu chảy cấp kéo dài. Do đó, việc điều trị cũng cần đặc biệt chú ý tới vấn đề quan trọng nhất là bù nước, điện giải và đảm bảo chế độ ăn cho trẻ. Tùy từng mức độ mất nước mà cha mẹ cho trẻ uống nhiều nước đun sôi để nguội, oresol hoặc dung dịch tự chế. Nếu trẻ nôn thì đợi 10 phút rồi tiếp tục cho uống, chú ý cho uống chậm, uống từng thìa cách nhau 2-3 phút. Nếu tình trạng mất nước nặng thì cần nhập viện điều trị. Trong trường hợp này, cha mẹ nên cho trẻ ăn các thực phẩm lợi tiêu hóa như: gạo, khoai tây, thịt gà, lợn, sữa đậu tương (đậu nành), sữa chua, dầu thực vật, cà rốt, hồng xiêm, chuối, táo…Bên cạnh việc bù nước, chú ý tới chế độ ăn uống, giữ vệ sinh cho trẻ, cha mẹ cũng cần cho trẻ luyện tập thể dục và vận động vừa sức để tăng cường sức đề kháng của trẻ. Nếu việc thay đổi chế độ ăn, áp dụng các phương pháp hỗ trợ trên không cho hiệu quả rõ rệt và các triệu chứng của trẻ kéo dài từ 3 ngày trở lên, cha mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để được các bác sỹ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán và tư vấn điều trị kịp thời nhất.
>>>>>Xem thêm: Bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?
Với ưu thế là một trong những chuyên khoa mũi nhọn, có đội ngũ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, tận tâm với người bệnh và hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại; Khoa Nhi – bệnh viện Thu Cúc đã và đang là địa chỉ uy tín, được nhiều ông bố, bà mẹ tin tưởng lựa chọn để chăm sóc sức khỏe con yêu.