Rối loạn tiêu hóa khi mới mang thai

Xin chào bác sĩ, tôi mới mang thai được 8 tuần tuổi, 2-3 ngày gần đây tôi thấy có triệu chứng của rối loạn tiêu hóa, tôi hay bị đi ngoài sống phân và ngày đi đại tiện 2-3 lần, tôi rất lo lắng không biết có ảnh hưởng đến thai nhi hay không? Tôi nên làm thế nào thưa bác sĩ? Rối loạn tiêu hóa khi mới mang thai có phải là hiện tượng nhiều người vẫn thường gặp hay không? (Hà Ngọc Oanh, Hà Nội)
Trả lời:
Bạn Ngọc Oanh thân mến, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến hòm thư contact@thucuchospital.vn. Chúng tôi xin được trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Mang thai là niềm hạnh phúc mà bất cứ người phụ nữ nào cũng mong muốn được trải qua. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai, người phụ nữ sẽ phải qua nhiều thay đổi bất thường của cơ thể. Táo bón, tiêu chảy, đầy bụng, ăn không tiêu, chán ăn… là những biểu hiện của rối loạn tiêu hóa mà phụ nữ mang thai phải đối mặt thường xuyên trong suốt thai kỳ. Trường hợp của bạn rối loạn tiêu hóa khi mới mang thai nhiều người cũng từng trải qua. Tuy nhiên, không nên tự ý mua thuốc về uống, đặc biệt không được dùng thuốc kháng sinh.

Bạn đang đọc: Rối loạn tiêu hóa khi mới mang thai

Tìm hiểu thêm: Viêm đại tràng điều trị sao đúng cách phòng biến chứng nguy hiểm

Rối loạn tiêu hóa khi mới mang thai

>>>>>Xem thêm: Giải đáp viêm tá tràng có nguy hiểm không?

Rối loạn tiêu hóa khi mới mang thai khiến mẹ bầu mệt mỏi

Bạn có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian để hỗ trợ điều trị chứng rối loạn tiêu hóa như uống nước gạo rang, vỏ cam, gừng… Hạn chế ăn những đồ ăn lạ, không đảm bảo vệ sinh thực phẩm. Để yên tâm, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa Sản để được thăm khám và tư vấn cụ thể. Các bác sĩ sẽ có lời khuyên bổ ích dành cho bạn giúp mẹ và bé phát triển một cách toàn diện nhất.
Khoa Sản – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc có một đội ngũ bác sĩ Sản giỏi chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm với không gian ấm cúng, tiện nghi là một địa chỉ lý tưởng để bạn gửi trọn niềm tin trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản của mình, xây dựng một nền tảng sức khỏe tương lai vững chắc cho bé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *