Loét nông hành tá tràng: Biểu hiện và cách chữa trị

Loét nông hành tá tràng là tình trạng xuất hiện vết loét tại niêm mạc hành tá tràng do sự mất cân bằng giữa dịch vị và lớp chất nhầy.

Bạn đang đọc: Loét nông hành tá tràng: Biểu hiện và cách chữa trị

1. Loét nông hành tá tràng là gì?

Loét nông hành tá tràng là tình trạng xuất hiện vết loét tá tràng ở phần trên ruột non. Hành tá tràng hay tá tràng trên là một đoạn chiếm khoảng 2/3 tá tràng và nằm ngay sau môn vị dạ dày. Đây là vị trí rất dễ tổn thương và viêm loét. Hành tá tràng bao gồm 5 lớp:

– Lớp thanh mạc

– Lớp dưới thanh mạc

– Lớp dưới niêm mạc

– Lớp niêm mạc

Lớp niêm mạc sẽ tiết nhiều men để tiêu hóa thức ăn, đặc biệt là ở niêm mạc tá tràng xuống gần tụy. Hành tá tràng là điểm tiếp nhận đầu tiên khi thức ăn từ dạ dày chuyển xuống ruột non để tiêu hóa.

Viêm loét hành tá tràng xảy ra do vết viêm loét phát triển ở lớp lót dạ dày và phần trên ruột non. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới loét hành tá tràng là do vi khuẩn Helicobacter pylori xâm nhập vào niêm mạc, gây ra viêm loét.

Loét nông hành tá tràng: Biểu hiện và cách chữa trị

Loét ở vị trí hành tá tràng

2. Nguyên nhân gây loét nông hành tá tràng

2.1 Vi khuẩn HP

Nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng loét hành tá tràng là vi khuẩn Helicobacter pylori gây ra. Chúng tăng tiết acid dạ dày đồng thời tiết độc tố tấn công lớp bảo vệ, làm giảm sản xuất chất nhầy bảo vệ niêm mạc và làm mòn tế bào niêm mạc.

2.2 Chế độ ăn uống gây loét nông hành tá tràng

Chế độ ăn thiếu khoa học, ăn nhiều thức ăn kích thích niêm mạc đường tiêu hóa như đồ ăn chua, cay, quá nóng, cà phê, chè đặc, rượu… Ăn nhiều chất béo, ăn nhanh, nghiện thuốc lá, nhai không kỹ cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến loét tá tràng. Ăn uống không đúng giờ, ăn quá no hoặc quá đói ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của dạ dày.

2.3 Loét nông hành tá tràng do sử dụng thuốc

Sử dụng nhiều hoặc trong một thời gian kéo dài các loại thuốc chống viêm giảm đau như corticoid, NSAIDS… dẫn đến giảm tiết chất nhầy, giảm các yếu tố bảo vệ niêm mạc tá tràng.

2.4 Gia đình có người mắc bệnh

Trong gia đình, nếu có người có tiền sử mắc loét hành tá tràng nói riêng và một số bệnh dạ dày nói chung cũng là yếu tố nguy cơ của bệnh. Khi khám lâm sàng, bác sĩ có thể hỏi tiền sử bệnh trong gia đình.

Tìm hiểu thêm: Chữa ung thư dạ dày bằng thuốc nam

Loét nông hành tá tràng: Biểu hiện và cách chữa trị

Loét nông có thể do sử dụng thuốc không theo chỉ dẫn

 

3. Triệu chứng loét nông hành tá tràng

Loét nông là tình trạng vết loét mới ở lớp niêm mạc, chưa xuống lớp dưới niêm mạc hay lớp cơ, có thể gây ra một số biểu hiện như:

– Đau nóng rát vùng thượng vị hơi lệch sang bên phải. Đau theo từng đợt, có thể đau tăng khi thời tiết thay đổi thất thường, đặc biệt là vào mùa lạnh có thể đau nhiều hơn.

– Đau do loét hành tá tràng thường là lúc đói, ăn xong sẽ đỡ đau hơn

– Ợ hơi, ợ chua,.

– Ăn chậm tiêu, buồn nôn và nôn

– Có dấu hiệu thiếu máu do thiếu sắt do ổ loét thường xuyên bị rỉ máu

– Khi xuất hiện có các triệu chứng: Nôn ra máu, đi ngoài phân đen, mất máu nhiều… có thể gây nguy hiểm.

4. Biến chứng loét nông hành tá tràng

Bệnh viêm loét hành tá tràng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

4.1 Xuất huyết đường tiêu hóa

Xuất huyết hay chảy máu tại ổ loét thường xảy ra khi vết loét nặng, với vết loét nông thì ít khi chảy máu ồ ạt. Tuy nhiên biến chứng này có thể xuất hiện sau khi người bệnh dùng các chất kích thích niêm mạc tiêu hóa như uống rượu, dùng thuốc kháng viêm… Biểu hiện của xuất huyết đường tiêu hóa là nôn ra máu tươi, đi ngoài phân đen, lả đi do tụt huyết áp. Khi có các dấu hiệu này, người bệnh cần được đưa tới cơ sở y tế để được cấp cứu.

4.2 Thủng ổ loét

Vết loét nông nếu không được điều trị kịp thời có thể tạo lỗ thủng xuyên qua ruột non khiến người bệnh có nguy cơ nhiễm trùng. Tình trạng này nghiêm trọng có thể dẫn tới viêm phúc mạc.

4.3 Hẹp môn vị

Nếu vị trí vết loét rộng và sát tới môn vị dạ dày thì có thể gây ra hẹp môn vị.

Loét nông hành tá tràng: Biểu hiện và cách chữa trị

>>>>>Xem thêm: Bệnh lý tiêu hóa – nguyên nhân đau rát ngực thường bị bỏ qua

Loét nông tại hành tá tràng có thể gây biến chứng nguy hiểm

5. Phòng ngừa loét nông hành tá tràng

Không có cách nào loại bỏ hoàn toàn nguy cơ loét nông hành tá tràng, nhưng có thể thực hiện một số cách để tránh vết loét nông tiến triển nặng hơn cũng như ngăn ngừa bệnh:

– Giảm liều lượng thuốc chống viêm không steroid hoặc chuyển sang thuốc khác. Khi bắt buộc phải dùng thuốc chống viêm không steroid, nên dùng trong bữa ăn hoặc uống cùng thuốc để bảo vệ niêm mạc dạ dày.

– Tránh hút thuốc lá vì các chất có trong thuốc lá có thể làm chậm quá trình lành thương và tăng nguy cơ ung thư đường tiêu hóa.

– Nếu được chẩn đoán nhiễm vi khuẩn H. Pylori, nên uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

– Tăng hoạt động thể chất bằng cách thường xuyên tập thể dục để kích hoạt hệ thống miễn dịch, giảm viêm loét ở hành tá tràng.

– Tránh các loại đồ ăn hoặc nước uống không đủ đảm bảo vệ sinh

– Rửa tay sau khi sử dụng nhà tắm và trước khi chuẩn bị nấu, ăn thức ăn.

– Ăn chín, uống sôi, hạn chế ăn các loại đồ ăn chưa được nấu chín kỹ.

6. Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm loét

Để chẩn đoán loét hành tá tràng, ngoài các triệu chứng lâm sàng và tiền sử bệnh, bác sĩ có thể thực hiện một số xét nghiệm khác:

6.1 Xét nghiệm máu

Chỉ số bạch cầu trong máu dự đoán mức độ viêm nhiễm. Bác sĩ có thể xác định được tá tràng có bị viêm loét hay không.

6.2 Xét nghiệm phân

Phân tích mẫu phân ở phòng thí nghiệm, tìm các protein liên quan tới khuẩn HP

6.3 Xét nghiệm hơi thở ure

Người bệnh uống thuốc chứa công thức ure đặc biệt sau đó được cho thở vào túi để thu thập hơi thở.

6.4 Nội soi dạ dày hành tá tràng

Nội soi bằng cách sử dụng ống mỏng gắn camera ở đầu để nhìn trực tiếp vào bên trong dạ dày và tá tràng của người bệnh. Hiện nay có nhiều phương pháp nội soi tiên tiến không chỉ quan sát mà còn có thể phóng đại và siêu âm.

Loét nông hành tá tràng không phải là bệnh nguy hiểm, tuy nhiên cần cẩn thận để tránh bệnh nặng hơn, biến chứng nguy hiểm. Nên đi khám định kỳ để phát hiện loét hành tá tràng kịp thời và có phương pháp điều trị thích hợp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *