Sỏi hình thành và di chuyển ở bất cứ vị trí nào trên đường đi của nước tiểu được gọi là sỏi thận, sỏi niệu quản hay sỏi bàng quang. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị sỏi thận mà không ảnh hưởng đến chức năng của thận và hạn chế tái phát.
Bạn đang đọc: Điều trị sỏi thận bệnh khá thường gặp ở nước ta
Sỏi thận tiết niệu là bệnh khá thường gặp ở nước ta, chiếm tỷ lệ 10% – 15% dân số, chiếm 45% – 50% bệnh tiết niệu. Bệnh sỏi thận là một hiện tượng chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi. Sỏi được tạo ra do nhiều nguyên nhân như uống ít nước, ăn uống nhiều canxi, rối loạn chuyển hóa, di truyền… Hơn 90% sỏi được cấu tạo bởi canxi hoặc magiê, phối hợp với oxalat, phosphat và urat.
Sỏi thận tiết niệu là bệnh khá thường gặp ở nước ta, chiếm tỷ lệ 10% – 15% dân số, chiếm 45% – 50% bệnh tiết niệu
Thông thường khi bị sỏi thận, người bệnh sẽ có cảm giác đau dữ dội ở niệu quản, lan dọc theo đường đi của niệu quản xuống phía gò mu, cũng có khi đau xuyên cả ra hông, lưng, có khi buồn nôn và nôn. Đau âm ỉ, gặp ở những trường hợp sỏi vừa và thậm chí lớn nhưng nằm ở vị trí bể thận.
Ngoài ra người bệnh còn có triệu chứng sốt cao kèm theo rét run, đi tiểu ra máu, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra mủ.
Hiện nay, có nhiều phương pháp được sử dụng để điều trị sỏi thận
Điều trị nội khoa
Với sỏi nhỏ, có thể uống nước nhiều, uống nước râu ngô hay thuốc lợi tiểu cũng như một số loại thuốc để kích thích bài tiết, sỏi cũng theo đó ra ngoài. Bệnh nhân cũng có thể được uống thuốc giãn cơ để niệu quản không co thắt, đồng thời uống thuốc lợi tiểu để sỏi ra ngoài.
Tìm hiểu thêm: Xuất hiện tuyến vú phụ ở nách có đáng lo ngại?
Với sỏi nhỏ, người bệnh có thể dùng thuốc giãn cơ để niệu quản không co thắt, đồng thời uống thuốc lợi tiểu để sỏi ra ngoài.
Bệnh nhân cần được theo dõi bằng siêu âm, nếu sau 1- 2 tháng kích thước sỏi không giảm cần chuyển phương pháp điều trị ngoại khoa.
Điều trị ngoại khoa
Với những sỏi có kích thước lớn hoặc đã có biến chứng thì thường áp dụng các biện pháp như: tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da, phẫu thuật lấy sỏi…
Tán sỏi ngoài cơ thể: Máy tán sỏi phát ra tia laser hoặc sóng xung kích, phá bề mặt sỏi, đập vụn sỏi ra và đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu. Bệnh nhân hầu như không đau đớn. Phương pháp này áp dụng với bệnh nhân có sỏi khoảng dưới 3cm.
Tán sỏi nội soi ngược dòng: Dùng ống soi niệu quản đi từ niệu đạo, lên bàng quang và lên niệu quản tiếp cận trực tiếp viên sỏi, dùng nguồn năng lượng bằng laser hoặc khí nén để phá vụn sỏi, bơm rửa lấy hết sỏi.
Lấy sỏi thận qua da: Tạo đường hầm vào thận và đưa ống nội soi đường kính 10mm – 15mm vào tiếp cận sỏi. Phá vỡ sỏi bằng laser hoặc khí nén hoặc siêu âm phá vỡ sỏi và lấy sỏi ra ngoài. Chỉ định cho sỏi bể thận, sỏi có kích thước lớn, sỏi san hô, sỏi cứng, sỏi nhóm đài dưới.
>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu bệnh tuyến giáp ở nam giới
Phẫu thuật lấy sỏi được chỉ định trong trường hợp sỏi có kích thước lớn hoặc đã có biến chứng
Phẫu thuật nội soi lấy sỏi: Chỉ định cho những sỏi bể thận, sỏi 1/3 trên niệu quản, những sỏi lớn, mật độ chắc.
Phẫu thuật mổ mở: Hiện nay có chỉ định ít hơn do nhiều tai biến, thời gian hồi phục lâu. Áp dụng cho những sỏi thận, niệu quản kích thước lớn, chức năng thận kém.
Dù điều trị sỏi thận bằng phương pháp nào cũng cần có sự chỉ định cụ thể của bác sĩ. Tùy vào tình trạng và mức độ bệnh cụ thể mà có biện pháp chữa trị phù hợp. Hiện nay, điều trị sỏi thận bằng phương pháp mổ nội soi được nhiều người tin tưởng sử dụng. Bệnh viện Thu Cúc đang áp dụng phương pháp này giúp người bệnh loại bỏ nhanh chóng sỏi thận an toàn, hiệu quả, không đau, không biến chứng.