Mổ bướu cổ là phương pháp được thực hiện khi điều trị nội khoa bằng thuốc không có kết quả. Việc phẫu thuật điều trị bướu cổ đòi hỏi phải được chuẩn bị kỹ lưỡng để tránh các biến chứng. Đặc biệt, cần điều trị tại các cơ sở y tế, bệnh viện có đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi để cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh.
Bạn đang đọc: Mổ bướu cổ cần lưu ý những điều gi và trong trường hợp nào
Mổ bướu cổ trong trường hợp nào?
Việc phẫu thuật mổ bướu cổ được chỉ định trong các trường hợp sau:
– Điều trị nội khoa bằng thuốc không có hiệu quả
– Bướu giáp thể nhân nhu mô cần cắt bỏ sớm vì dễ ung thư hóa, nhất là ở bệnh nhân nam > 40 tuổi.
Mổ bướu cổ được thực hiện trong những trường hợp điều trị nội khoa bằng thuốc không hiệu quả, ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu…
– Các loại bướu giáp thể nang to nhanh chứa đầy máu và các bướu chìm sau xương ức, có kèm theo các dấu hiệu chèn ép rõ rệt các cơ quan trong trung thất hoặc đe dọa vỡ.
– Các u độc tuyến giáp với các dấu hiệu rối loạn chức năng rõ rệt.
– Ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu.
Chống chỉ định phẫu thuật trong các trường hợp:
– Bướu giáp thể lan tỏa điều trị nội khoa bảo tồn có kết quả tốt: bướu nhỏ đi, các dấu hiệu chức năng mất dần.
– Ung thư tuyến giáp ở giai đoạn cuối đã có di căn.
– Bệnh basedow điều trị nội khoa hoặc bằng chất iod đồng vị phóng xạ có kết quả tốt.
– Bệnh basedow trong giai đoạn chưa ổn định: mạch còn nhanh >90l/p, chuyển hóa cơ bản cao >+20%… Mổ ở giai đoạn này tỉ lệ tử vong rất cao do biến chứng cơn bão giáp trạng.
– Các loại bướu giáp sinh lý và viêm tuyến giáp trạng giả bướu loại Hashimoto hoặc Riedel.
Phương pháp phẫu thuật mổ bướu cổ
Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu bệnh lùn tuyến yên
Phẫu thuật mổ bướu cổ cần được áp dụng tại các bệnh viện có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi, trang thiết bị y tế hiện đại
Cắt bỏ toàn bộ nhân hoặc nang bướu lành tính
Cắt giảm gần hoàn toàn tuyến giáp: Trong phẫu thuật này cần chú ý một số điểm sau đây:
– Tránh cắt phải dây thần kinh quặt ngược.
– Tránh cắt nhầm tuyến cận giáp.
– Tránh để lại quá nhiều tổ chức của tuyến giáp, chỉ nên để lại mỗi bên chừng 5 – 10g (hoặc 10%) trọng lượng của tuyến (tức là chỉ còn để lại một lớp mỏng tổ chức tuyến ở phần sau ngoài của các thùy tuyến).
– Khi áp dụng phương pháp cắt gần hoàn toàn tuyến giáp cho các trường hợp bướu giáp lan tỏa lành tính lớn cần chú ý: phải để lại tổ chức tuyến giáp nhiều hơn vì nếu để lại quá ít sẽ có nguy cơ suy giáp sau mổ. Nếu tuyến giáp chỉ to ra ở một thùy tuyến thì chỉ nên can thiệp phẫu thuật ở thùy tuyến đó mà thôi.
– Cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp và nạo hạch cổ hai bên: được áp dụng cho những trường hợp ung thư tuyến giáp. Sau mổ cần điều trị tiếp tục với hoóc-môn tuyến giáp và cận giáp kết hợp với xạ trị mặc dù xạ trị cho kết quả rất hạn chế trong ung thư tuyến giáp.
>>>>>Xem thêm: Đoán bệnh qua màu sắc nước tiểu
Người bệnh cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ để cải thiện sớm tình trạng bệnh
Những biến chứng sau mổ bướu cổ
- Chảy máu
- Khàn tiếng hay mất tiếng:
- Khó thở do cắt phải dây thần kinh quặt ngược.
- Hạ canxi huyết
- Dấu hiệu cơ bản là bàn tay co quắp các ngón
- Xẹp khí quản sau mổ
- Thiểu năng tuyến giáp sau mổ
Người bệnh cần theo dõi tình trạng sức khỏe tại nhà. Khi thấy bất cứ những biến chứng bất thường sau mổ bướu cổ cần tìm đến bác sĩ. Căn cứ vào tình trạng và mức độ bệnh cụ thể, các bác sĩ sẽ có phương pháp xử trí kịp thời.
Những thông tin về các phương pháp phẫu thuật bướu cổ nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết chính xác Bệnh viện Thu Cúc áp dụng phương pháp nào vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 hoặc 0936 388 288 để được tư vấn cụ thể.