Cholesterol và huyết áp tăng, mất dần thị lực, suy thận, tổn thương dây thần kinh, tim mạch,… là những biến chứng khi điều trị tiểu đường không triệt để.
Bệnh tiểu đường không được điều trị triệt để có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: Cholesterol và huyết áp tăng, mất dần thị lực, suy thận, tổn thương dây thần kinh, tim mạch,… Thời gian xuất hiện biến chứng có thể nhanh hoặc chậm, tùy thuộc tình trạng sức khỏe của người bệnh. Những biến chứng khi điều trị tiểu đường không triệt để sẽ được liệt kê ngay sau đây!
Bạn đang đọc: Những biến chứng khi điều trị tiểu đường không triệt để
1.Biến chứng cholesterol và huyết áp tăng
Với bệnh tiểu đường týp 1, cơ thể người bệnh ngừng sản sinh insulin, một loại hoóc môn điều chỉnh đường huyết. Với bệnh tiểu đường týp 2, cơ thể người bệnh không sử dụng insulin một cách thích hợp. HDL (cholesterol tốt) giảm và hàm lượng chất béo trong máu gây hại triglycerid tăng. Kháng insulin cũng góp phần gây cứng, hẹp động mạch, từ đó làm tăng huyết áp.
Thống kê cho thấy, có khoảng 70% những người bị một trong hai loại tiểu đường này bị huyết áp cao, một yếu tố nguy cơ gây đột quỵ, bệnh tim và các rối loạn về tư duy và trí nhớ.
Thống kê cho thấy, có khoảng 70% những người bị một trong hai loại tiểu đường này bị huyết áp cao, một yếu tố nguy cơ gây đột quỵ, bệnh tim và các rối loạn về tư duy và trí nhớ.
Việc người bệnh tiểu đường không kiểm soát được huyết áp cao và cholesterol qua chế độ ăn và tập luyện hoặc bổ sung thêm thuốc khiến cho các biến chứng tiến triển nhanh hơn.
2. Biến chứng mất dần thị lực
Có khoảng hơn 4 triệu người bệnh tiểu đường bị bệnh lý võng mạc ở mức độ khác nhau. Nguyên nhân là do mức đường huyết cao gây tổn hại cho các mạch máu mỏng manh trong mắt. Quá trình này có thể xảy ra 7 năm trước khi được chẩn đoán.
3. Biến chứng gây suy thận
Đường huyết cao làm dày lên và sẹo hóa các nephron – những cấu trúc nhỏ trong thận có tác dụng lọc máu. Khoảng một nửa trong số những người không thực hiện các biện pháp kiểm soát bệnh tiểu đường sẽ bị tổn thương thận trong vòng 10 năm và 40% những người này có nguy cơ bị suy thận, một tình trạng đòi hỏi phải chạy thận hoặc ghép thận.
Tìm hiểu thêm: Lý do nên xét nghiệm tuyến giáp khi mang thai
Đường huyết cao làm dày lên và sẹo hóa các nephron – những cấu trúc nhỏ trong thận có tác dụng lọc máu.
4. Biến chứng tổn thương dây thần kinh
Có khoảng 7,5% những người đã có bệnh thần kinh hoặc tổn thương thần kinh gây ra bởi đường huyết cao, khi họ được chẩn đoán bị tiểu đường. Khoảng ½ những người bị tiểu đường týp 1 hoặc týp 2 sẽ bị tổn thương này.
5. Gây bệnh tim mạch
Đường huyết cao có thể gây tổn thương trực tiếp tới tĩnh mạch, động mạch và cơ tim. Những người bị tiểu đường có nguy cơ bị đau tim tăng gấp đôi và nguy cơ đột quỵ tăng gấp 4 lần những người bình thường. Đau tim được coi là kẻ giết người số 1 trong bệnh tiểu đường. Bên cạnh nguy cơ gây tử vong, đột quỵ cũng có thể gây liệt và tàn tật.
>>>>>Xem thêm: Hiểu về vai trò của hormon tuyến giáp
Những người bị tiểu đường có nguy cơ bị đau tim tăng gấp đôi và nguy cơ đột quỵ tăng gấp 4 lần những người bình thường.
Chính vì vậy, người bệnh tiểu đường cần điều trị bệnh khỏi triệt để, kiểm soát tốt đường huyết và có chế độ dinh dưỡng khoa học, lối sống lành mạnh.