Cao huyết áp: không nên xem nhẹ

Cao huyết áp là một vấn đề sức khỏe khá phổ biến trong cộng đồng. Điều nguy hiểm là cao huyết áp ít khi gây ra triệu chứng nên rất khó để phát hiện sớm và người bệnh cũng thường chủ quan, không để ý cho tới khi bệnh tiến triển phức tạp hơn. Cao huyết áp là một trong những yếu tố hàng đầu làm tăng nguy cơ phát triển nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy tim, bệnh thận. Do đó chúng ta, đặc biệt là những người có tuổi, cần có nhận thức rõ ràng hơn về cao huyết áp, để chủ động bảo vệ và chăm lo cho sức khỏe của bản thân.

Bạn đang đọc: Cao huyết áp: không nên xem nhẹ

Cao huyết áp: không nên xem nhẹ

Cao huyết áp là một trong những yếu tố hàng đầu làm tăng nguy cơ phát triển nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy tim, bệnh thận.

Cao huyết áp là gì?

Cao huyết áp, hay còn gọi là tăng huyết áp, là một trạng thái trong đó máu lưu thông dưới một áp suất tăng cao lâu dài. Máu được mang từ tim đến tất cả các bộ phận của cơ thể qua các động mạch và tĩnh mạch. Mỗi lần tim đập, tim sẽ bơm máu đi khắp cơ thể. Huyết áp được tạo ra bằng lực của máu tác động lên thành trong của mạch máu khi máu được tim bơm đi khắp cơ thể.
Huyết áp đo được từ 120/80 tới 139/89 được gọi là tiền tăng huyết áp (chứng tỏ có nhiều nguy cơ bị tăng huyết áp), huyết áp từ 140/90 trở lân được gọi là cao huyết áp.


Làm thế nào để giảm cao huyết áp?

Cao huyết áp là tình trạng có thể kiểm soát được. Hầu hết người bệnh cao huyết áp được khuyên nên bắt đầu với những thay đổi lối sống để giảm huyết áp:

  • Bỏ thuốc lá
  • Giảm cân
  • Hạn chế rượu và caffeine
  • Tập thể dục
  • Ăn uống lành mạnh, giảm bớt muối
  • Hạn chế căng thẳng

Nếu những thay đổi nêu trên vẫn không thể làm giảm huyết áp, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng thuốc. Nhiều trường hợp sẽ phải dùng thuốc cả đời để giữ cho huyết áp ổn định. Hãy nhớ rằng: nên uống thuốc theo đúng liều lượng yêu cầu, tự ý ngừng sử dụng thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

Tìm hiểu thêm: Rối loạn tuyến giáp khi mang thai

Cao huyết áp: không nên xem nhẹ

Người bị cao huyết áp nên ăn uống lành mạnh, hạn chế tiêu thụ muối, bỏ thuốc lá, tăng cường luyện tập thể dục và giữ cho tinh thần luôn thoải mái.

Tăng huyết áp kháng trị

Điều gì xảy ra nếu người bệnh đã điều chỉnh lại chế độ ăn uống, sinh hoạt và uống thuốc nhưng huyết áp vẫn ngoài tầm kiểm soát? Các bác sĩ gọi tình trạng này là tăng huyết áp kháng trị. Khoảng 20 – 30% người có huyết áp cao gặp phải tình trạng này. Một số nguyên nhân phổ biến bao gồm:

  • Không kiểm soát được các yếu tố nguy cơ: các yếu tố nguy cơ như béo phì và bệnh tiểu đường nếu không thể kiểm soát có thể góp phần dẫn tới tăng huyết áp kháng trị.
  • Không  dùng thuốc theo chỉ dẫn: không dùng thuốc theo đúng tiến độ hoặc tự ý ngừng sử dụng thuốc mà chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ có thể làm huyết áp tăng lên.
  • Rượu và lượng muối tiêu thụ: nhiều người bị tăng huyết áp kháng trị là do không thể hạn chế được rượu, bia và lượng muối trong chế độ ăn uống hàng ngày.
  • Ảnh hưởng của các loại thuốc khác: các thuốc giảm đau không kê đơn, thuốc thông mũi và một số hợp chất thảo dược có thể gây trở ngại cho việc kiểm soát huyết áp.
  • Các bệnh lý khác: chứng ngưng thở khi ngủ, bệnh của tuyến thượng thận hoặc thận cũng có thể gây ra tình trạng tăng huyết áp kháng trị.

Cao huyết áp: không nên xem nhẹ

>>>>>Xem thêm: Đa nhân tuyến giáp 2 thùy và những thông tin bạn cần biết

Với các trường hợp huyết áp tăng cao, nên tới bệnh viện để thăm khám, xác định nguyên nhân và tư vấn các biện pháp xử lý kịp thời.

Có cần thiết phải đo huyết áp thường xuyên?

Để ngăn ngừa bệnh tim mạch và các hiệu ứng khác có thể có của bệnh cao huyết áp, điều quan trọng là phải kiểm tra huyết áp thường xuyên. Với các trường hợp huyết áp tăng cao, nên tới bệnh viện để thăm khám, xác định nguyên nhân và tư vấn các biện pháp xử lý kịp thời. Thay đổi lối sống kết hợp với việc dùng thuốc có thể giúp người bệnh kiểm soát được cao huyết áp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *