Nồng độ acid uric tăng là triệu chứng chỉ điểm bệnh gout ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Hầu hết các nghiên cứu cho thấy người mắc acid uric tăng đều có những dấu hiệu tăng huyết áp vậy nồng độ acid uric tăng có liên quan đến huyết áp cao như thế nào?
Bạn đang đọc: Nồng độ acid uric tăng có liên quan đến huyết áp cao?
1. Nồng độ acid uric tăng có liên quan đến huyết áp cao?
Theo các chuyên gia cho biết nồng độ acid uric máu của bệnh nhân tăng huyết áp thường cao hơn. Các nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ giữa bệnh tăng huyết áp và tăng acid uric mang tính độc lập dù có hay không có suy thận và sử dụng thuốc lợi tiểu. Tỷ lệ tăng acid uric máu được phát hiện ở 22-38% bệnh nhân tăng huyết áp không được điều trị có 25%- 50% bệnh nhân có gout có kèm theo tăng huyết áp, chủ yếu ở các bệnh nhân béo phì.
2. Kiểm soát huyết áp khi bị acid uric cao
Kiểm soát tốt huyết áp trên các bệnh nhân có nồng độ acid uric cao giúp dự phòng các yếu tố bệnh tim mạch và giảm nguy cơ bệnh gout. Theo đó người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như sau:
– Duy trì cân nặng hợp lý: Những người thừa cân, béo phì có nguy cơ cao bị tăng huyết áp và bệnh gout vì vậy để giảm nguy cơ mắc bệnh, cần duy trì cân nặng cơ thể hợp lý.
Kiểm soát cân nặng ở mức trung bình
– Hạn chế thịt đỏ nên ăn nhiều rau quả: Chế độ ăn lành mạnh với nhiều rau quả tươi, ít chất béo và cholesterol luôn là cách duy trì sức khỏe, ngăn ngừa và giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, huyết áp. Những người bệnh gout nên lưu ý chế độ dinh dưỡng, tránh những thực phẩm chứa nhiều purin như thịt đỏ, nội tạng động vật, các loại hải sản,…
– Uống nhiều nước để làm giảm nguy cơ lắng đọng tinh thể urat trong nước tiểu.
– Tập luyện thể dục thể thao: tập luyện thường xuyên 30 phút mỗi ngày giúp máu lưu thông tốt hơn, hạn chế các bệnh lý liên quan đến xương khớp. Bạn có thể lựa chọn 1 số bài tập nhẹ nhàng, vừa sức.
Tìm hiểu thêm: Phẫu thuật cắt amidan bằng plasma
Tăng cường tập luyện thể dục thể thao thường xuyên
– Không sử dụng đồ uống có cồn và chất kích thích: đồ uống có cồn là nguyên nhân làm tăng huyết áp và khiến cho nguy cơ bị bệnh gout cao hơn. Vì vậy người bệnh nên hạn chế tối đa các đồ uống có cồn như rượu, bia, chất kích thích và thuốc lá.
>>>>>Xem thêm: Bệnh cường tuyến giáp: cần tránh ăn gì?
Thăm khám sức khỏe định kỳ
Các bệnh rối loạn chuyển hóa ở người thường đi kèm với nhau, ngày càng gia tăng và đang là một hiểm họa lớn cho loài người trong thế kỷ 21. Đặc biệt là bệnh lý cao huyết áp và nồng độ acid uric trong máu cao sẽ dễ dẫn đến các bệnh lý mạch vành đe dọa sức khỏe và tính mạng người bệnh. Vì vậy, ngay từ khi cơ thể khỏe mạnh, bạn cần chủ động thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên ít nhất 1-2 lần 1 năm để được chẩn đoán phát hiện kịp thời các bệnh lý và điều trị hiệu quả.