Hạ đường huyết là biến chứng cấp tính ở người bệnh đái tháo đường nếu không được phát hiện sớm xử trí kịp thời có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh.
Bạn đang đọc: Hạ đường huyết phải làm sao? cần xử lý kịp thời
1. Triệu chứng cảnh báo bạn bị hạ đường huyết
Não cần một nguồn cung cấp ổn định của lượng đường (glucose), bản thân nó không tự lưu trữ, sản xuất, cung cấp năng lượng. Nếu lượng đường quá thấp (hạ đường huyết) có thể gây ảnh hưởng đến não gây nên các triệu chứng cụ thể như:
Dấu hiệu hạ đường huyết
- Rối loạn thị giác: nhìn đôi và mờ mắt.
- Động kinh, mặc dù không phổ biến.
- Mất ý thức, mặc dù không phổ biến.
- Hạ đường huyết cũng có thể gây ra những dấu hiệu và triệu chứng
- Tim đập nhanh.
- Run.
- Lo lắng.
- Ra mồ hôi.
- Đói.
Những dấu hiệu và triệu chứng không cụ thể hạ đường huyết. Có thể có nguyên nhân khác. Đo lượng đường trong máu tại thời điểm những dấu hiệu và triệu chứng là cách duy nhất để biết chắc chắn rằng là nguyên nhân hạ đường huyết.
2. Các yếu tố nguy cơ gây hạ đường huyết
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ hạ đường huyết ở người bệnh cần phải cảnh giác cụ thể như:
– Dùng liều thuốc hạ đường huyết quá cao, quá lâu.
– Người bệnh kiêng khem quá mức; người bệnh không ăn uống nhưng vẫn dùng thuốc hạ đường huyết.
– Do uống quá nhiều rượu, nhất là uống rượu mà không ăn gì.
– Dùng liều insulin chưa thích hợp.
– Người bệnh đang dùng thuốc điều trị các bệnh khác như: cúm, nhiễm khuẩn… hoặc dùng phối hợp nhiều loại thuốc hạ đường huyết với nhau mà theo dõi không kỹ…
Tìm hiểu thêm: Đoán bệnh qua màu sắc nước tiểu
Sử dụng thuốc quá liều có thể gây hạ huyết áp.
3. Biến chứng hạ đường huyết
Trên thực tế tình trạng hạ đường huyết thường xảy ra khi người bệnh đang ở nhà, hoặc đang đi xa hay khi đang ngủ… nên ít khi được người thân phát hiện để đưa đi cấp cứu kịp thời, do đó dễ dẫn tới các biến chứng nặng nề như hôn mê, tử vong do hôn mê, suy hô hấp quá nặng. Nguy hiểm hơn là tình trạng hạ đường huyết khi người bệnh đang lao động hoặc đang điều khiển các phương tiện giao thông nên dễ gây tai nạn.
4. Hạ đường huyết phải làm sao?
Khi có các dấu hiệu nghi ngờ hoặc có biểu hiện của hạ đường huyết, người bệnh cần uống ngay một cốc nước đường, sữa, ăn bánh kẹo, hoa quả ngọt để nhanh chóng nâng đường huyết lên. Khi người bệnh đã có biểu hiện hôn mê, không nên cho ăn uống vì rất dễ bị suy hô hấp do sặc, trong trường hợp này phải nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện ngay. Đồng thời ngưng ngay tất cả các loại thuốc điều trị đái tháo đường đang dùng..
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân gây suy thận ở trẻ sơ sinh
Khám sức khỏe định kỳ thường xuyên.
Để ngăn chặn hiệu quả triệu chứng hạ đường huyết, người bệnh nên chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên để được bác sĩ thăm khám, điều trị hiệu quả ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.