Người bệnh tiểu đường có nên uống sữa không?

Người bệnh tiểu đường có nên uống sữa không là vấn đề nhiều người băn khoăn cần được giải đáp. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống người bệnh cần lưu ý gì?

Bạn đang đọc: Người bệnh tiểu đường có nên uống sữa không?

1. Người bệnh tiểu đường có nên uống sữa không?

Với người bệnh có mức đường huyết kiểm soát tốt, tức trong khoảng từ 100 – 120 mg/ dl, thì vẫn có thể uống thêm sữa tươi không đường. Tuy nhiên, người bệnh cần biết rằng: 100 ml sữa tươi cung cấp khoảng 60 kcal, trong đó có đầy đủ thành phần chất béo, chất đạm và đặc biệt có cả carbonhydrate (sẽ chuyển hóa thành glucose). Như vậy để uống thêm 1 hộp sữa tươi không đường bệnh nhân cần phải bớt khẩu phần ăn trong ngày đi (chủ yếu là bớt cơm, hay bún, phở, mì,…).

Người bệnh tiểu đường có nên uống sữa không?

Người bệnh tiểu đường có thể uống sữa không đường nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa

Cách tốt nhất là người bệnh nên chia nhỏ cữ ăn ra, uống thêm sữa không đường xen vào các bữa phụ, kiểm tra đường huyết định kỳ để điều chỉnh chế độ ăn, tăng cường tập thể dục ít nhất 30 phút/ ngày và tối thiểu 5 ngày/tuần, như thế rất tốt cho sức khỏe và phòng tránh được bệnh loãng xương.

2. Chế độ ăn uống cho người bệnh tiểu đường

2.1. Carbonhydrat và chỉ số đường huyết thực phẩm (GI)

Chỉ số đường huyết thực phẩm (GI) là một công cụ để xác định mức độ ảnh hưởng của một loại thực phẩm cụ thể đến lượng đường trong máu. Các thực phẩm có GI cao sẽ làm tăng đường huyết nhanh hơn. Thực phẩm có GI thấp ít có khả năng gây tăng đường huyết đột biến. Các thực phẩm giàu chất xơ bao gồm: các loại đậu, khoai, ngô, rau xanh,…

2.2. Kiểm soát khẩu phần ăn

Kiểm soát khẩu phần ăn, hay giới hạn lượng thực phẩm bạn ăn hàng ngày, là cách để duy trì một chế độ ăn có chỉ số GI thấp.

2.3. Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ

Tìm hiểu thêm: Cường tuyến giáp: Nguyên nhân, triệu chứng

Người bệnh tiểu đường có nên uống sữa không?

Người bệnh tiểu đường nên có chế độ ăn uống nhiều chất xơ

Chất xơ giúp bạn cảm thấy no lâu hơn và hỗ trợ tiêu hóa. Ăn các thực phẩm giàu chất xơ giúp bạn không bị ăn quá nhiều và tránh tình trạng tăng đường huyết đột ngột. Chính vì thế, người bệnh tiểu đường nên bổ sung các thực phẩm chứa chất xơ như: các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì nguyên hạt,…

2.4. Loại bỏ đồ uống có đường

Nước ép trái cây, sinh tố, nước ngọt đóng chai… là những thực phẩm có chứa nhiều đường dễ hấp thu, khiến đường huyết tăng cao. Do đó, khi bị tiền tiểu đường, bạn chỉ nên sử dụng nước khoáng hoặc nước của các loại thảo dược tốt cho sức khỏe như nhân trần, nước vối, chè xanh…

2.5. Hạn chế đồ uống có cồn

Đồ uống có cồn có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến đường huyết. Vì vậy, người bệnh tiểu đường cần hạn chế tối đa sử dụng các đồ uống có cồn để duy trì lượng đường huyết và giảm nguy cơ biến chứng nguy hiểm.

2.6. Ăn thịt nạc

Thịt không chứa carbohydrate nhưng lại là một nguồn chất béo đáng kể trong chế độ ăn. Ăn nhiều thịt có thể khiến nồng độ cholesterol tăng cao. Nếu bạn bị tiền tiểu đường, một chế độ ăn ít chất béo bão hòa và cholesterol có thể giúp giảm nguy cơ bệnh tim.

Người bệnh tiểu đường có nên uống sữa không?

>>>>>Xem thêm: Sốt xuất huyết khám ở đâu? khi mắc căn bệnh này

Thăm khám để được chẩn đoán và điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả

2.7. Khám sức khỏe định kỳ thường xuyên

Thăm khám sức khỏe định kỳ 1-2 lần để được chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *