Mẹ bị sứt môi có di truyền không?

Sứt môi là một loại dị dạng bẩm sinh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhiều người băn khoăn không biết mẹ bị sứt môi có di truyền không? Bài viết dưới đây tập hợp  câu trả lời của chuyên gia giải đáp những câu hỏi của các mẹ gửi đến hòm thư của bệnh viện, bạn đọc quan tâm có thể tham khảo.

Bạn đang đọc: Mẹ bị sứt môi có di truyền không?

Câu hỏi: Mẹ bị sứt môi có di truyền không thưa bác sĩ? Gia đình em có mình em bị sứt môi, giờ em chuẩn bị lập gia đình em lo lắng không biết sau này con em sinh ra có bị sứt môi không? Mong bác sĩ giải đáp giúp ạ. (Nguyễn Thị Minh Hương, Vĩnh Phúc, 27 tuổi).

Mẹ bị sứt môi có di truyền không?
Hiện tượng sứt môi do nhiều nguyên nhân gây nên trong đó yếu tố di truyền ít được nhắc đến

Trả lời: Có rất nhiều nguyên nhân cũng như yếu tố góp phần gây ra tình trạng khe hở môi như:

– Người mẹ sinh con khi đã lớn tuổi (trên 35).

– Trong thời gian mang bầu, người mẹ tiếp xúc với môi trường chất độc.

– Trẻ bị nhiễm virus trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

– Cha mẹ mắc một số bệnh mãn tính.

– Trong thời kỳ có thai, người mẹ sử dụng thuốc bừa bãi.

Yếu tố di truyền ít được đề cập đối với bệnh này; và không có chống chỉ định có thai ở những người mắc bệnh khe hở môi bẩm sinh. Bạn không nên quá bi quan.

Bác sĩ cho em hỏi, em sinh bé đầu tiên khi 27 tuổi, nhưng bé nhà em bị sứt môi 1 bên vậy có khả năng bé thứ 2 của em cũng bị sứt môi nữa không thưa bác sĩ? (Trần Lan Huyền, 30 tuổi, Hà Nội).

Tần suất tái hiện của bệnh tăng theo mức độ sứt môi một bên hay hai bên, sứt môi đơn thuần hay có hở hàm ếch.

– Đã có con bị sứt môi một bên thì nguy cơ sinh con kế tiếp bị sứt môi là 4%. Nếu con trước bị sứt môi một bên kèm hở hàm ếch thì nguy cơ mắc bệnh là 5% ở con kế tiếp.

– Đã có con bị sứt môi hai bên và hở hàm ếch thì nguy cơ sứt môi ở con kế tiếp là 7%. Nếu con trước bị sứt môi hai bên kèm hở hàm ếch thì nguy cơ mắc bệnh là 8% ở con kế tiếp.

Tìm hiểu thêm: Nguyên tắc cần tuân thủ khi dùng thuốc trị tăng huyết áp

Mẹ bị sứt môi có di truyền không?

>>>>>Xem thêm: Sốt xuất huyết khám ở đâu? khi mắc căn bệnh này

Siêu âm để được chẩn đoán phát hiện những dị tật thai nhi sớm

Bác sĩ cho em hỏi, bé nhà em bị sứt môi thì khi nào có thể phẫu thuật được ạ, nay bé được 1 tuổi 10 tháng ạ? (Nguyễn Vân Anh, 30 tuổi, Hà Nội).

Các trẻ bị sứt môi hay chẻ vòm thì phải được phẫu thuật để chỉnh sửa. Lúc nào mổ và mổ bao nhiêu lần thì phụ thuộc vào độ nặng và phức tạp của dị tật. Sứt môi thường mổ trước 3 tháng tuổi. Chẻ vòm thường mổ trước 12 tháng tuổi để chức năng nói của bé được bình thường.

Trên đây là một số thông tin giúp bạn đọc tham khảo, tốt nhất trong quá trình mang thai, mẹ bầu nên đi thăm khám thường xuyên để được bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán tình trạng phát triển của thai nhi để biết được cụ thể.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *