Cường giáp là hội chứng gây ra do tình trạng tăng qua mức hormon tuyến giáp. Từ đồng nghĩa là nhiễm độc giáp. Bệnh ảnh hưởng đến khoảng 2% nữ và 0,2% nam giới. Dưới đây là 8 dấu hiệu cảnh báo hội chứng cường giáp bạn cần lưu ý.
Bạn đang đọc: 8 Dấu hiệu cảnh báo hội chứng cường giáp
1. 8 dấu hiệu cảnh báo hội chứng cường giáp
Căng thẳng kéo dài: Khi bị cường giáp người bệnh thường cảm thấy dễ bị căng thẳng thường xuyên, ngoài ra bạn còn hay cáu kỉnh, kích động không rõ nguyên nhân.
Mất ngủ: khó ngủ, không thể ngủ yên suốt đêm, thức dậy sớm hơn thói quen hàng ngày cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn bị cường giáp.
Mệt mỏi: Mệt mỏi, yếu sức rất phổ biến ở bệnh nhân cường giáp làm giảm khả năng vận động.
Mất ngủ mệt mỏi có thể là dấu hiệu cảnh báo hội chứng cường giáp
Bất thường tim mạch: cảm giác rung bất thường ở ngực và nhịp đập bất thường của tim khiến bạn cảm thấy bồn chồn lo lắng thậm chí khó thở.
Khả năng chịu nhiệt độ thấp: người bệnh cường giáp thân nhiệt thường ở mức cao hơn bình thường do tăng mức chuyển hóa cơ sở.
Cường giáp còn làm tăng nhu động ruột khiến người bệnh đi tiêu nhiều thậm chí có thể gặp tình trạng tiêu chảy kéo dài.
Run bàn tay: một số bệnh nhân có triệu chứng run bàn tay
Cổ xuất hiện tình trạng sưng to được gọi là bướu cổ.
2. Nguyên nhân gây hội chứng cường giáp
Basedow (Bệnh Grave) là nguyên nhân thường gặp nhất của cường giáp, đặc biệt ở các bệnh nhân trẻ tuổi. Rối loạn tự miễn này cũng có thể gây lồi mắt hoặc phù niêm trước xương chày – các triệu chứng này không gặp ở các nguyên nhân khác gây cường giáp.
Bướu đa nhân độc là một nguyên nhân gây cường giáp thường gặp ở người cao tuổi. Các nguyên nhân ít gặp của cường giáp bao gồm cường giáp do các chế phẩm có chứa iod (thường do tích lũy của các thuốc như amiodaron hoặc thuốc cản quang trong chẩn đoán hình ảnh), adenoma tuyến giáp, viêm tuyến giáp bán cấp (bướu mềm đau, có cường giáp thoáng qua), viêm tuyến giáp không đau (bướu chắc, có cường giáp thoáng qua, thường gặp nhất trong thời kỳ hậu sản) và cường giáp giả tạo (do uống hormon tuyến giáp). Các nguyên nhân khác gây cường giáp rất hiếm.
3. Điều trị hội chứng cường giáp như thế nào?
Tìm hiểu thêm: Cách chăm sóc bệnh nhân suy tuyến thượng thận
>>>>>Xem thêm: Viêm xơ tuyến vú mãn tính: Nguyên nhân, triệu chứng
Thăm khám để được chẩn đoán và điều trị hội chứng cường giáp hiệu quả
Cường giáp là một hội chứng chứ không phải là bệnh. Việc điều trị bệnh này không khó, chỉ cần phát hiện sớm. Bao giờ cũng bắt đầu điều trị bằng phương pháp nội khoa, có nghĩa là sử dụng các loại thuốc kháng giáp tổng hợp, một số trường hợp có thể sử dụng thêm các loại thuốc ức chế beta giao cảm, thuốc an thần… Thời gian điều trị kéo dài từ 4-6 tháng. Bệnh có thể thuyên giảm khi điều trị được khoảng hai tuần. Một số trường hợp, nếu bướu cổ to, bệnh tái phát hay vì lý do thẩm mỹ, các yếu tố xã hội nghề nghiệp, bệnh nhân có thể được phẫu thuật để giải quyết bệnh nhanh và triệt để hơn. Với những bệnh nhân trên 40 tuổi, không còn sinh đẻ, có thể sử dụng Iode đồng vị phóng xạ để điều trị.