Hạ đường huyết là một cấp cứu nội khoa thường gặp. Mặc dù bệnh không quá nguy hiểm nhưng nếu được xử trí kịp thời bệnh nhân có thể hồi phục, nếu không bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Bạn đang đọc: Các dấu hiệu nhận biết bạn bị hạ đường huyết
Hạ đường huyết do đâu?
Có rất nhiều nguyên nhân hạ đường huyết trong đó thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường tiêm insulin liều cao.
Có rất nhiều nguyên nhân hạ đường huyết trong đó thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường tiêm insulin liều cao. Các thuốc điều trị đái tháo đường thuộc nhóm Sulfonylurea gây ra tỷ lệ hạ đường huyết cao hơn các thuốc khác, đặc biệt là khi điều trị tích cực.
Bên cạnh đó, những người giảm khẩu phần ăn hay lùi giờ ăn, gắng sức cũng có thể gây hạ đường huyết.
Rượu cũng làm ngăn cản quá trình tân tạo đường, làm mất hay lẫn lộn các triệu chứng cảnh báo hạ đường huyết. Bên cạnh đó, chế độ ăn kiêng quá khắt khe, tuổi cao, bệnh gan và bệnh thận,… cũng là những yếu tố làm tăng nguy cơ hạ đường huyết.
Các biểu hiện của hạ đường huyết
Người bệnh hạ đường huyết thường cảm thấy mệt đột ngột không giải thích được, cảm giác chóng mặt, đau đầu, lo âu, chân tay nặng nề, yếu. Kèm theo đó là cảm giác đói cồn cào, nóng rát vùng dạ dày.
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân gây u nang tuyến giáp là gì?
Người bệnh hạ đường huyết thường cảm thấy mệt đột ngột không giải thích được, cảm giác chóng mặt, đau đầu, lo âu, chân tay nặng nề, yếu.
Bệnh nhân có biểu hiện da xanh tái; vã mồ hôi, thường ở lòng bàn tay, trán, nách; hồi hộp đánh trống ngực; lo âu, mất bình tĩnh. Ngoài ra còn có thể xuất hiện những dấu hiệu như nhịp tim nhanh, có thể có cơn đau thắt ngực, cảm giác nặng ngực vùng tim. Dấu hiệu thần kinh: nhìn mờ, nhìn đôi, hoa mắt, nặng có thể có co giật, tổn thương dây thần kinh gây liệt, rối loạn cảm giác, vận động.
Nếu ở giai đoạn nhẹ bệnh nhân hạ đường huyết thường tỉnh táo, có biểu hiện nhịp tim nhanh, run tay, đánh trống ngực, vã mồ hôi. Ở mức trung bình có biểu hiện thần kinh chẳng hạn như giảm độ tập trung, lú lẫn, lơ mơ. Nếu nặng sẽ co giật, mất ý thức, hôn mê.
Các thời điểm dễ bị hạ đường trong ngày là
- Trước bữa ăn trưa: 10h-11h
- Trước bữa ăn chiều: 15h-16h
- 12 giờ khuya đến gần sáng.
Đôi khi cũng có thể xảy ra ngay khi vừa ăn xong.
>>>>>Xem thêm: Vị trí và chức năng của tuyến yên đối với cơ thể
Tập luyện thể dục thể thao là cách hiệu quả để kiểm soát đường huyết của bạn
Làm gì khi thấy dấu hiệu hạ đường huyết?
Hạ đường huyết là một cấp cứu nội khoa, cần xử lý nhanh ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ. Đặc biệt điều đó càng quan trọng hơn ở người cao tuổi, mắc bệnh mạn tính, đang điều trị thuốc đái tháo đường. Ngay khi có dấu hiệu hạ đường máu nhẹ như mệt lả, buồn ngủ, chóng mặt, vã mồ hôi, đói bụng, co thắt thượng vị,… cần cho bệnh nhân uống nước đường, sữa có đường… cho đến khi cảm giác khỏe lai. Hoặc kẹo ngọt, đợi sau 5 phút, nếu vẫn chưa bớt, có thể uống nước đường lần nữa. Người bệnh cần được đưa đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám và điều trị kịp thời.