Hạ đường huyết đôi khi còn nguy hiểm hơn cả đường huyết cao bởi chúng rất dễ gây hôn mê, thậm chí tử vong nếu không được xử trí kịp thời. Vậy các triệu chứng hạ đường huyết là gì? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Triệu chứng hạ đường huyết đọc ngay để có biện pháp
1. Triệu chứng hạ đường huyết ở mức độ nhẹ và cách xử trí
Tiệu chứng hạ đường huyết ở mức độ nhẹ. (ảnh minh họa)
Nếu như bạn chỉ bị hạ đường huyết ở mức độ nhẹ thì các triệu chứng hạ đường huyết sẽ là: có cảm giác mệt mỏi thể lực lẫn tinh thần, buồn ngủ, chóng mặt, vã mồ hôi.
Cảm giác đói bụng và co thắt vùng thượng vị, có thể nôn hoặc tiêu chảy. Tim mạch cũng sẽ bị ảnh hưởng, có cảm giác hồi hộp, đánh trống ngực, huyết áp cao, đau thắt ngực và có thể kèm theo rối loạn nhịp tim.
Hệ thần kinh cũng có thể bị ảnh hưởng khi hạ đường huyết, đó là chuột rút, rối loạn điều tiết, nhìn đôi, run lạnh, tính cách thay đổi như hay bực tức, mệt mỏi.
Nếu giai đoạn này phát hiện kịp thời thì biện pháp xử trí khá đơn giản, đó là bạn nên ăn hoặc uống đồ uống có đường để lượng đường huyết tăng lên, giúp ổn định đường huyết. Tuy nhiên chỉ nên ăn vừa phải khi cơ thể ổn định rồi thì dừng vì nếu ăn hay uống quá nhiều đường có thể khiến tăng lượng đường huyết trong cơ thể bạn, khi đó dễ mắc bệnh tiểu đường.
2. Triệu chứng hạ đường huyết ở mức độ nặng và cách xử trí
Tìm hiểu thêm: Sỏi tuyến nước bọt cấu trúc vôi hóa được hình thành
Hạ đường huyết ở mức độ nặng có thể gây ngất xỉu, hôn mê, liệt nửa người, … (ảnh minh họa)
Nếu hạ đường huyết ở mức độ nhẹ nhưng không nhanh chóng có biện pháp xử trí có thể gây thiếu hụt lượng đường huyết nghiêm trọng. Khi đó về mặt lâm sàng thường có các biểu hiện như: đờ đẫn, sững sờ, hoang tưởng, ảo giác, mất ý thức thoáng qua, cứng hàm, rối loạn vận động, dễ kích động, chóng mặt, có thể liệt nửa người, hôn mê.
Khi này người bệnh cần được cấp cứu ngay, các bác sĩ sẽ sử dụng glucose ưu trương (đường ưu trương) tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch thay vì cung cấp glucose qua đường uống, khi sau đó người bệnh được nghỉ ngơi và hồi phục trở lại.
Nếu bệnh nhân bị hạ đường huyết nghiêm trọng mà không được cấp cứu kịp thời, có thể hôn mê, ngất, thậm chí tử vong, do đó nếu có các biểu hiện bị hạ đường huyết mà việc bổ sung glucose không giúp cải thiện tình trạng, nên đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc và có biện pháp xử trí kịp thời.
3. Xét nghiệm đường huyết ở đâu?
>>>>>Xem thêm: Hạ đường huyết nên ăn gì?
Khi bị hạ đường huyết nhiều lần bạn nên đi thăm khám với bác sĩ. (ảnh minh họa)
Lượng đường huyết trong cơ thể cần duy trì ở mức ổn định. Không quá thấp vì có thể gây tình trạng hạ đường huyết nặng nhưng cũng không được quá cao vì có thể gây ra bệnh tiểu đường.
Việc kiểm tra chỉ số đường huyết trong cơ thể sẽ giúp bạn theo dõi và kiểm soát tốt hàm lượng đường huyết để tránh biến chứng gây bệnh tiểu đường hay hạ đường huyết. Hệ thống Y tế Thu Cúc là một trong những địa chỉ thăm khám và điều trị uy tín nhiều bệnh lý thuộc các chuyên khoa khác nhau. Với hệ thống đơn vị xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012, giúp chẩn đoán chính xác lượng đường huyết trong cơ thể. Qua đó bác sĩ sẽ tư vấn giúp bạn biện pháp kiểm soát lượng đường huyết tốt và các phương pháp chăm sóc cũng như bảo vệ sức khỏe tốt hơn.