Không tập trung hay quên là một trong những vấn đề mà nhiều người chủ quan không điều trị nhất. Tình trạng không tập trung ảnh hưởng xấu đến chất lượng công việc, cuộc sống cũng như sinh hoạt của người bệnh. Để giải quyết tình trạng này, cùng tìm hiểu với Thu Cúc TCI ở bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Không tập trung hay quên liệu có dẫn tới suy giảm trí nhớ
1. Không tập trung hay quên cảnh báo bệnh lý gì?
Nhớ trước quên sau, không thể tập trung còn gọi là bệnh đãng trí. Một phần nguyên nhân là do sự suy giảm chức năng của não bộ. Khiến cho quá trình vận chuyển thông tin, trí nhớ bị ngưng trệ ở vỏ não. Bệnh này còn được gọi là suy giảm trí nhớ, suy giảm nhận thức, hội chứng suy giảm trí nhớ. Theo thống kê, có tới 85% người trẻ dưới 50 tuổi gặp vấn đề về nhớ nhớ quên quên. Có tới 20 – 30% là người ở độ tuổi dưới 30 gặp tình trạng không tập trung khi làm việc. Có tới 50% suy giảm trí nhớ ở người trẻ diễn biến thành sa sút trí tuệ khi về già, nhất là bệnh Alzheimer.
2. Không tập trung, hay quên do nguyên nhân gì?
Suy giảm trí nhớ ở người trẻ hay người già, có thể kể đến một số nguyên nhân thường gặp như:
2.1 Gốc tự do
Gốc tự do sinh ra trong quá trình chuyển hóa các chất hằng ngày, khiến người trẻ suy giảm trí nhớ. Các gốc tự do tác động lên các mô chứa nhiều lipid trong cơ thể. Trong đó não là nơi chiếm tới 60% lipid của cơ thể. Đồ ăn nhanh, nhiều năng lượng, stress, mất ngủ… làm rối loạn quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Sinh ra các gốc tự do, làm tổn thương các tế bào thần kinh, gây hội chứng suy giảm trí nhớ ở người trẻ.
2.2 Trầm cảm, stress, áp lực
Áp lực từ công việc, học hành, con cái, môi trường… khiến người trẻ dễ stress. Trạng thái căng thẳng liên tục, tác động lên hệ thần kinh Trung Ương gây ức chế quá trình vận chuyển thông tin, giảm tốc độ phản ứng. Khiến người bệnh khó tập trung, dễ phân tán, phản ứng chậm chạp. Lâu ngày, làm cho não bộ suy giảm chức năng, làm trí nhớ sa sút.
2.3 Thiếu ngủ, mất ngủ
Ngủ là thời gian các hệ cơ quan của cơ thể được nghỉ ngơi để tái tạo năng lượng, đồng thời thải độc tố trong cơ thể ra ngoài. Khi thiếu ngủ cơ thể không được nghỉ ngơi, phải làm việc hết công suất dẫn đến hiện tượng quá tải. Sóng não được tạo ra trong khi ngủ bị rối loạn, làm việc chuyển thông tin lên vỏ não ở trước trán và lưu ký ức rối loạn.
2.4 Sử dụng chất kích thích
Rượu, bia, cà phê, chất kích thích… là những chất tác động lên hệ thần kinh trung ương. Khi sử dụng chất kích thích là cà phê, nước có ga… làm hệ thần kinh hưng phấn. Sau khi bị kích thích căng thẳng quá nhiều, cơ thể sẽ có hiện tượng ức chế làm giảm sự căng thẳng, khiến người bệnh đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt…
2.5 Thiếu chất dinh dưỡng
Não tiêu thụ tới 400 calo mỗi ngày, nhịn ăn khiến não thiếu năng lượng. Làm cho cơ thể hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, tê chân tay… Thiếu năng lượng lên não khiến cho cơ thể mệt mỏi, sa sút trí tuệ.
2.6 Thiếu vitamin nhóm B
Vitamin nhóm B bao gồm B1, B12 có tác động rất lớn đến não bộ. Vitamin B1 giúp duy trì sản xuất chất dẫn truyền thần kinh, giúp trí nhớ được tăng cường tốt hơn. Thiếu hụt chất này sẽ gây nên hội chứng Wernicke-Korsakoff, ảnh hưởng đến trí nhớ ngắn hạn và dài hạn sau này.
Tìm hiểu thêm: Những nguyên nhân vỡ mạch máu não cần lưu ý
3. Tác hại của việc không tập trung, hay quên
Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra, tế bào thần kinh bắt đầu thoái hóa ở độ tuổi trên 20. Bắt đầu từ 25 tuổi, có khoảng 3.000 tế bào não của chúng ta chết đi mà không sản sinh thêm. Gốc tự do làm quá trình thoái hóa tế bào thần kinh trở nên nhanh hơn. Làm suy giảm trí nhớ, khiến cuộc sống trở nên khó khăn hơn.
3.1 Hiệu suất công việc sụt giảm do không tập trung hay quên
Đãng trí, mất tập trung khiến người trẻ lơ đãng trong công việc, hoàn thành công việc chậm tiến độ. Phản xạ tình huống kém, khả năng tư duy, phân tích vấn đề khó khăn, không đáp ứng được hiệu quả công việc.
3.2 Chất lượng sống kém
Trí nhớ ảnh hưởng mật thiết đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nhớ nhớ quên quên khiến người bệnh phải làm đi làm lại nhiều lần, lúc cần thì không nhớ, lúc nhớ lại không cần. Làm người bệnh trở nên trầm cảm, tự ti, hay cáu gắt, thay đổi hành vi… làm ảnh hưởng đến những mối quan hệ xung quanh.
3.3 Không tập trung hay quên làm sức khỏe suy yếu
Tình trạng suy giảm trí nhớ ở người trẻ kém dài 3 năm liên tục, có thể dẫn đến bệnh lý sa sút trí tuệ. Lúc này não bộ đã mất dần các chức năng điều khiển.
>>>>>Xem thêm: Cải thiện mất ngủ bằng những cách sau
4. Nên làm gì khi thường xuyên không tập trung, hay quên?
Suy giảm trí nhớ khiến chúng ta không thể tập trung trong công việc, cuộc sống bị đảo lộn. Dưới đây là một số cách giúp chúng ta cải thiện trí nhớ, tăng cường khả năng làm việc:
4.1 Ngủ đủ giấc
Để sóng não được tạo ra tốt, không bị rối loạn thì việc ngủ đủ giấc là quan trọng nhất. Ngủ đủ 7 – 8 giờ mỗi đêm, giúp trí nhớ được cải thiện hơn rất nhiều.
4.2 Tăng cường tập thể dục
Chạy bộ, đá bóng, đánh cầu lông… hay bất cứ môn thể thao nào đều giúp máu trong cơ thể lưu thông lên não tốt hơn nhiều lần so với ngồi một chỗ. Tăng cường hô hấp, đẩy oxy lên não, giúp các noron thần kinh hoạt động trơn tru hơn, dẫn truyền xung thần kinh tốt hơn. Tập luyện thể dục thể thao sẽ giúp cơ thể bạn trở nên khỏe mạnh, cải thiện cảm xúc, vui vẻ hơn.
4.3 Thư giãn, loại bỏ stress
Cuộc sống sẽ càng căng thẳng khi chúng ta bị suy giảm trí nhớ. Vì thế hãy buông bỏ những thứ phiền lòng, mệt mỏi. Thư giãn với thiền, yoga sẽ giúp lưu thông tuần hoàn máu trong cơ thể, đưa oxy lên não tốt hơn.
4.4 Dinh dưỡng đảm bảo
Bổ sung đủ năng lượng cho cơ thể, hạn chế đồ ăn có chứa nhiều đường, tránh nhịn ăn. Hạn chế rượu, bia, thuốc lá, cà phê, đồ uống có ga, chất kích thích… Tăng cường các thực phẩm giàu chất xơ, omega 3, Choline…
4.5 Tập rèn luyện trí nhớ
Trí nhớ, sự tập trung đều có thể rèn luyện để có được. Hãy dùng sổ ghi chú sắp xếp công việc, dùng đồng hồ bấm giây để rèn luyện sự tập trung. Thời gian đầu, sự xao nhãng có thể đến nhiều. Nhưng khi quyết tâm, rèn luyện sự tập trung sẽ dần dần được cải thiện. Áp dụng phương pháp 25 phút làm việc tập trung 5 phút nghỉ ngơi hoặc 50 phút làm việc 10 phút nghỉ ngơi cũng là một trong những cách lấy lại sự tập trung cực kỳ hiệu quả.
4.6 Sổ ghi chú
Đối với những người hay quên, sổ ghi chú là một thứ cực kỳ quan trọng. Một cuốn sổ bé bé luôn để trong túi để viết ra những thứ định làm, giúp người bệnh nhớ nhanh hơn, làm việc hiệu quả hơn. Hoặc có thể tận dụng ghi chú trên điện thoại để thuận tiện cho ghi chú hơn khi di chuyển. Trước khi đi ngủ, ghi chú những thứ cần làm vào ngày mai. Sắp xếp công việc cần làm trước, làm sau giúp người hay quên làm việc hiệu quả hơn.
4.7 Uống đủ nước
Cung cấp đủ nước cho não bộ, giúp não hoạt động tốt hơn. Tăng cường oxy lên não. Giúp cải thiện trí nhớ. Bổ sung đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày để có được não bộ linh hoạt hơn.
Không tập trung hay quên là dấu hiệu cảnh báo một người có thể bị sa sút trí tuệ sau này. Vì thế, hãy áp dụng một số cách nêu trên để hỗ trợ cải thiện trí nhớ. Nếu áp dụng các cách này mà tình trạng không tập trung, thường xuyên quên vẫn tái diễn, hãy thăm khám sớm với bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh.