Ai dễ bị đột quỵ? Đối tượng có nguy cơ cao cần lưu ý

Đột quỵ hay còn có tên gọi khác là bệnh tai biến mạch máu não. Đây là bệnh lý có thể xảy ra ở bất cứ giới tính hay độ tuổi nào. Tuy nhiên, theo nghiên cứu những đối tượng có nguy cơ cao là những người dễ bị đột quỵ gấp … bình thường. Cùng tìm hiểu để xem ai dễ bị đột quỵ và giải pháp cho những người có nguy cơ cao này ngay trong bài viết dưới dây.

Bạn đang đọc: Ai dễ bị đột quỵ? Đối tượng có nguy cơ cao cần lưu ý

1. Ai dễ bị đột quỵ?

Những người có nguy cơ đột quỵ cao hơn những người khác nếu thuộc nhóm đối tượng sau đây:

– Thoái hóa đốt sống cổ chèn ép dây thần kinh và mạch máu

– Hội chứng cổ vai gáy kéo dài

– Bị thiếu máu lên não (thiếu máu não thoáng qua hoặc thiếu máu não cục bộ).

– Đau đầu, mất ngủ kéo dài

– Dị dạng mạch máu não: phình động mạch – tĩnh mạch máu não, u máu thể hang,…

– Viêm màng não, u màng não,…

– Có tiền sử gia đình bị đột quỵ

– Mắc bệnh lý tim mạch, điển hình nhất như là: xơ vữa động mạch, suy tim, rung nhĩ,…

– Thường xuyên bị stress

– Dư cân, béo phì

– Nghiện hút thuốc lá

– Lười vận động

– Tăng huyết áp

– Đái tháo đường (bệnh tiểu đường)

– Mỡ máu

– Bệnh lý van tim

– Rối loạn nhịp tim

– Hay phải thức khuya

– Chấn thương va đập đầu

– Từng phẫu thuật não

– Bệnh máu khó đông

– Sử dụng thuốc chống đông máu

– Sử dụng thuốc tránh thai

– Đã từng bị đột quỵ trước đó,…

Ai dễ bị đột quỵ? Đối tượng có nguy cơ cao cần lưu ý

Người cao tuổi, mắc bệnh nền thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị đột quỵ.

2. Người có nguy cơ cao bị đột quỵ nên làm gì?

2.1 Thăm khám sức khỏe với bác sĩ là việc mà những ai dễ bị đột quỵ nên làm

Nếu như đang bị tăng huyết áp, mỡ máu, đái tháo đường, dư cân béo phì,… nói chung là những đối tượng có nguy cơ cao bị đột quỵ kể trên, nên theo dõi sức khỏe thường xuyên. Vì điều này sẽ giúp ổn định các chỉ số sức khỏe như chỉ số huyết áp, chỉ số mỡ máu, chỉ số đường máu, chỉ số cân nặng,… Qua đó có biện pháp dự phòng hoặc điều trị kịp thời và hiệu quả.

Nếu có yếu tố nguy cơ trên được kiểm soát tốt thì nguy cơ tai biến mạch máu não sẽ giảm đi. Với những người đã có sẵn bệnh nền sẽ biết cách ăn, uống, nghỉ ngơi, tập luyện và dùng thuốc sao cho hiệu quả, ngăn bệnh tiến triển nặng. Với những người chưa rõ về tình trạng sức khỏe của bản thân, sau khi kiểm tra sẽ biết được mình có mắc phải bệnh lý gì không, nên tiếp tục duy trì chế độ ăn, uống, sinh hoạt trước đây hay cần thay đổi cho phù hợp với tình hình sức khỏe hiện tại.

Đặc biệt, những người có tiền sử bệnh lý nền cần theo dõi sức khỏe định kỳ theo chỉ định của bác sĩ, để biết diễn biến bệnh như thế nào và đưa ra phương án điều trị kịp thời, hiệu quả.

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ và cách điều trị

Ai dễ bị đột quỵ? Đối tượng có nguy cơ cao cần lưu ý

Người cao tuổi nên đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên, nên kiểm tra hệ thần kinh 6 tháng-1 năm/lần.

2.2 Xây dựng chế độ ăn, uống, nghỉ ngơi, tập luyện lành mạnh

Chế độ ăn uống cần cắt giảm những thứ không có lợi cho sức khỏe như: đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, đồ ăn khó tiêu hóa, đồ ăn hoặc uống có chứa chất kích thích, … Thay vào đó nên bổ sung nhiều loại thực phẩm tốt cho sức khỏe như: các loại hạt, ngũ cốc, rau xanh, trái cây tươi, uống nhiều nước lọc,…

Lên kế hoạch làm việc khoa học, có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tập luyện thường xuyên với các bài tập vừa sức. Tập thể dục nếu không đúng cách cũng có thể gây bệnh hoặc khiến bệnh nặng hơn, nhất là những người đang mắc các bệnh lý về cơ xương khớp, tủy sống,…. Tập thể dục là việc nên làm và rất cần thiết, nhưng bạn cần tập đúng cách, vừa sức. Nếu muốn nâng cao khả năng tập luyện thì cần có kế hoạch, tập từ nhẹ đến nâng cao, cần có thời gian để cơ thể bạn thích nghi với việc tập luyện này, không nên quá nôn nóng.

Bên cạnh đó, việc giao tiếp với cộng đồng cũng là một cách để bạn giải tỏa tâm lý lo lắng, căng thẳng, học hỏi kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật từ những người bạn và gia tăng sự gắn kết với mọi người. Một tâm lý thoải mái, vui vẻ, lạc quan sẽ giúp bệnh tật ít “ghé thăm” và tình trạng bệnh lý sẽ tốt hơn.

2.3 Những ai dễ bị đột quỵ nên tránh xa những thứ không tốt cho sức khỏe 

Những đồ ăn, uống, các chất kích thích, thói quen xấu có hại đối với sức khỏe, bạn tuyệt đối không nên sử dụng hoặc hạn chế đến mức tối đa. Vì những điều này có thể “tàn phá” cơ thể bạn một cách thầm lặng, từ từ.

Chúng tôi xin liệt kê một số thứ không tốt cho sức khỏe mà bạn nên tránh như: bia, rượu, thuốc lá, thuốc lào, đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức khuya, lười vận động, lạm dụng thuốc tránh thai, dư cân béo phì, thường xuyên stress,…

Hiện nay, nhiều người có tâm lý lạm dụng thuốc bổ xem như đây là “thần dược” giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh tật sẽ không xảy đến. Tuy nhiên, thuốc bổ được ví như “con dao 2 lưỡi” nếu sử dụng đúng sẽ giúp cơ thể tốt hơn nhưng nếu sử dụng sai cách có thể chính là nguyên nhân kéo theo nhiều bệnh lý nguy hiểm khác hoặc khiến tình trạng bệnh hiện tại diễn biến xấu hơn.

Chính vì vậy, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào kể cả thuốc bổ, bạn cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ có chuyên môn, đặc biệt là những người mắc bệnh lý nền đang điều trị thì càng phải đặc biệt thận trọng khi sử dụng thuốc.

Ai dễ bị đột quỵ? Đối tượng có nguy cơ cao cần lưu ý

>>>>>Xem thêm: Bệnh lý Parkinson không đáng sợ như nhiều người nghĩ

Bia, rượu, thuốc lá, cafe, các chất kích thích,…. là những thứ mà người có nguy cơ cao bị đột quỵ nên tránh xa.

3. Biện pháp tầm soát cho những ai dễ bị đột quỵ

Hiện nay, thực hiện tầm soát nguy cơ đột quỵ sớm là giải pháp hàng đầu dành cho các nhóm đối tượng có nguy cơ, hoặc ngay cả những người chủ động quan tâm đến sức khỏe. Thông qua quá trình tầm soát, bác sĩ sẽ xác định được các chỉ số sức khỏe bất thường, hoặc các bệnh lý tiềm ẩn nguy cơ gây đột quỵ như: Huyết áp cao, bệnh rung nhĩ, đái tháo đường, mỡ máu, rối loạn lipid máu… Từ đó bác sĩ cũng sẽ đưa ra những lời khuyên đề kiểm soát, theo dõi hoặc điều trị bằng thuốc.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh là tiêu chí mà bạn nên áp dụng. Đừng để đến khi “mất gà mới lo làm chuồng”. Dù là bất cứ bệnh lý nào nếu khâu phòng bệnh tốt, phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời, hiệu quả thì đều mang lại kết quả rất khả quan.

Nhưng nếu chủ quan bỏ qua hay lơ là, đến khi bệnh diễn biến nặng mới điều trị thì không những tốn kém chi phí, bệnh có thể không khỏi mà còn lfm suy giảm sức khỏe, thậm chí đe dọa đến tính mạng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *