Nguyên nhân và cách trị mất ngủ cho người già

Mất ngủ có thể xảy ra ở mọi đối tượng, nhưng phổ biến hơn cả là người cao tuổi. Bệnh mất ngủ ở người già có thể là kết quả của quá trình lão hóa nhưng cũng có thể cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm. Cùng tìm hiểu những vấn đề liên quan đến giấc ngủ của người cao tuổi và cách trị mất ngủ cho người già qua bài viết sau.

Bạn đang đọc: Nguyên nhân và cách trị mất ngủ cho người già

1. Mất ngủ ở người lớn tuổi biểu hiện như thế nào?

1.1 Biểu hiện mất ngủ ở người già

Giấc ngủ luôn có vai trò rất quan trọng dù ở bất cứ lứa tuổi nào, đặc biệt là với người lớn tuổi. Bởi ngủ là khoảng thời gian giúp ổn định các hoạt động sinh lý, thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể. Một giấc ngủ ngon, đủ thời gian, chất lượng tốt sẽ giúp người già duy trì sức khỏe tinh thần và thể chất. 

Mất ngủ, khó ngủ là tình trạng có thể gặp ở tất cả các nhóm tuổi, nhưng đặc biệt phổ biến ở người lớn tuổi.

Các nghiên cứu cho thấy, khoảng 50% người 60 tuổi trở lên bị mất ngủ, trong khi đó tỷ lệ này ở người trẻ chỉ khoảng 20%. 

Mất ngủ ở người già cũng như mất ngủ nói chung, thường bao gồm các biểu hiện:

– Khó đi vào giấc ngủ, trằn trọc gần đến sáng mới chợp mắt được

– Khó duy trì giấc ngủ ngon, thường ngủ chập chờn, không sâu giấc

– Giấc ngủ không được liền mạch, thường tỉnh dậy nhiều lần giữa đêm và khó ngủ lại

– Ngủ dậy sớm hơn bình thường và không thấy khoẻ khoắn, thoải mái vào ban ngày

– Thời gian ngủ mỗi đêm ngắn, thường chỉ khoảng 5-6 tiếng, có những người hoàn toàn không ngủ được

1.2 Hậu quả khi người già bị mất ngủ thường xuyên

Tình trạng mất ngủ kéo dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tinh thần của người cao tuổi, khiến họ:

– Hay buồn ngủ, lờ đờ vào ban ngày 

– Không tỉnh táo, dễ gặp tai nạn khi tham gia giao thông

– Kém tập trung trong nhiều vấn đề, suy giảm trí nhớ

– Nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch, đột quỵ, ung thư,…

Nguyên nhân và cách trị mất ngủ cho người già

Khó ngủ, trằn trọc khi ngủ, khó duy trì giấc ngủ sâu tình trạng phổ biến ở người lớn tuổi.

2. Nguyên nhân khiến người già mất ngủ

Người cao tuổi thường bị mất ngủ bởi các nguyên nhân:

2.1 Lão hóa

Quá trình lão hóa kéo theo sự thoái hóa của nhiều cơ quan, trong đó có não bộ. Khi vùng não điều khiển giấc ngủ bị tổn thương, người già có nguy cơ mất ngủ cao hơn.

2.2 Các bệnh lý

Càng lớn tuổi, cơ thể càng trở nên lão hóa, gây ra các bệnh lý. Đây có thể là nguyên nhân gây mất ngủ ở người già. Nổi bật nhất là các chứng bệnh cơ xương khớp như thoái hóa khớp, loãng xương… Những cơn đau này thường tăng lên lúc nửa đêm về sáng, khiến bệnh nhân bị tỉnh giấc và sau đó rất khó ngủ tiếp.

Một số bệnh lý khác cũng có thể gây mất ngủ như thiếu máu cơ tim, u xơ tiền liệt tuyến, tiểu đường, suy tim, viêm phế quản, hen…

Bệnh trầm cảm cũng là yếu tố gây ảnh hưởng lớn đến chứng rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi. Các nghiên cứu cũng cho thấy, khoảng 30% người cao tuổi bị mất ngủ trong cộng đồng và 50% người cao tuổi trong các viện dưỡng lão có triệu chứng trầm cảm. Bệnh nhân thường có các biểu hiện: khó bắt đầu giấc ngủ, hay thức giấc sớm, ngủ ngày nhiều. 

Ngoài ra, tình trạng sa sút trí tuệ, căng thẳng, lo âu quá mức do sợ mất uy tín, ám ảnh về tai nạn của người thân hoặc lo lắng về tài chính… có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.

2.3 Ít vận động 

Việc giảm hoạt động thể lực, ít tiếp xúc với ánh sáng khi về già có thể khiến chu kỳ thức – ngủ bị xáo trộn và gây ra chứng mất ngủ. 

2.4 Thuốc

Các loại thuốc corticoid, thuốc điều trị tuyến giáp, thuốc trị bệnh thần kinh hoặc trầm cảm, thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc hạ huyết áp có thể có tác dụng phụ gây mất ngủ. Thậm chí một số loại thuốc được coi là thuốc ngủ như benzodiazepine nhưng lại khiến người già tỉnh táo vào ban đêm, ngủ nhiều vào ban ngày.

Tìm hiểu thêm: Triệu chứng thoái hóa đốt sống lưng chèn dây thần kinh

Nguyên nhân và cách trị mất ngủ cho người già

Dùng một số loại thuốc điều trị có thể khiến người bệnh mất ngủ.

3. Cách trị mất ngủ cho người già hiệu quả

3.1 Cách điều trị mất ngủ cho người già không dùng thuốc

Đối với tình trạng mất ngủ ở người già, có một số biện pháp cải thiện không dùng thuốc như:

– Tập thể dục đều đặn hàng ngày để nâng cao sức khỏe, tuy nhiên tránh tập nhiều sau 6 giờ tối.

– Gác hết những vấn đề lo âu trong cuộc sống, tạo cảm giác thư giãn cả về thể chất, tinh thần trước khi ngủ.

– Tạo môi trường yên tĩnh, hạn chế ánh sáng, tiếng ồn, điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp…

– Tắm nước ấm làm tăng nhiệt độ cơ thể, nhờ đó giúp bắt đầu giấc ngủ một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo người bệnh không nên tắm quá muộn.

– Tạo và duy trì thói quen về trình tự giấc ngủ, đi ngủ và thức dậy đúng giờ, làm cùng chuỗi công việc trước khi ngủ.

– Không ngủ nướng hay ngủ quá nhiều vào ban ngày.

– Hạn chế sử dụng đồ ăn thức uống hoặc các thuốc có chất kích thích, nhất là là cà phê, rượu bia, thuốc lá,… vào buổi chiều tối. Không nên ăn hoặc uống quá nhiều trong ngày, đặc biệt trong vòng 3 giờ trước khi đi ngủ. 

– Hạn chế thực hiện các hoạt động khác như đọc sách, xem TV, trao đổi điện thoại, công việc trong phòng ngủ để tránh khiến giấc ngủ bị xáo trộn.

– Tạo một không gian làm việc, sinh hoạt có đủ ánh sáng.

Nguyên nhân và cách trị mất ngủ cho người già

>>>>>Xem thêm: Đột quỵ xuất huyết não đang trẻ hóa

Tập thể dục thường xuyên giúp tăng sức đề kháng, cơ thể thư giãn, dễ đi vào giấc ngủ.

3.2 Khi nào cần dùng thuốc để điều trị mất ngủ cho người già?

Trong trường hợp nguyên nhân gây mất ngủ liên quan đến các bệnh lý, người bệnh thường cần phải dùng các loại thuốc để điều trị bệnh. Ví dụ nếu mất ngủ do đau xương khớp, người bệnh cần dùng thuốc chữa thoái hóa, thuốc giảm đau nhằm giảm các triệu chứng, giúp dễ ngủ và ngủ sâu hơn. Tương tự đối với các bệnh khác, bệnh nhân có thể được chỉ định dùng thuốc kháng viêm, thuốc giãn mạch, thuốc điều trị bệnh tuyến giáp, tiểu đường,…

Trong những trường hợp mất ngủ kéo dài không rõ nguyên nhân, một số loại thuốc gây ngủ, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm có thể giúp người bệnh dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Tuy nhiên cần lưu ý, các loại thuốc thuộc nhóm benzodiazepine như Seduxen, Valium lại có tác dụng phụ là gây buồn ngủ ban ngày, dễ gây té ngã, cần hết sức cẩn thận khi dùng cho người cao tuổi. Nếu người già bị mất ngủ, nên đưa họ đi khám bác sĩ sớm để có thể tìm ra nguyên nhân và tìm cách điều trị phù. Ngay cả khi đang dùng thuốc, vẫn nên kết hợp thực hiện các biện pháp hỗ trợ để tăng hiệu quả điều trị. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *