Lệch, méo miệng là một trong những dấu hiệu phổ biến của người bị tai biến. Tình trạng này không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn đe dọa sức khỏe và xáo trộn sinh hoạt của người bệnh. Bị tai biến méo miệng là gì, có nguy hiểm không, nguyên nhân và cách phòng tránh ra sao?
Bạn đang đọc: Bị tai biến méo miệng là gì? Nguyên nhân, điều trị
1. Vì sao người bị tai biến thường méo miệng?
Tai biến là tình trạng máu lên não giảm đột ngột, khiến não không được cung cấp đủ oxy và dinh dưỡng, làm cho 1 phần hoặc cả não bộ bị tổn thương, ngưng trệ hoặc rối loạn hoạt động. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động và chức năng của não và những cơ quan do vùng não tổn thương điều khiển.
Tùy vào vùng não bị ảnh hưởng mà người bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau, Trong đó, méo miệng là một dấu hiệu khá phổ biến và rõ nét.
Tình trạng méo miệng xảy ra do dây thần kinh số VII – một trong 12 đôi dây thần kinh sọ não – bị liệt. Đây là dây thần kinh chạy song song với mạch máu ở tai, có chức năng chi phối vận động biểu cảm của các cơ vùng mặt.
Trong các trường hợp mắc tai biến, nếu dây thần kinh này bị tổn thương thì sẽ dẫn đến tình trạng méo miệng, chảy xệ 1 bên mặt.
2. Dấu hiệu của tai biến méo miệng
Người mắc tai biến méo miệng thông thường sẽ có một số biểu hiện sớm như:
– Một nửa miệng bị méo, xệ xuống, nhân trung cũng bị lệch hẳn so với bình thường nhưng không có cảm giác đau.
– Người bệnh gặp khó khăn khi ăn uống, thường bị rơi vãi đồ ăn.
– Chảy nước miếng mỗi khi nói, khi ăn, khi cười do miệng không khép được chặt.
– Khó nói, nói không được tròn vành rõ chữ.
– Người bệnh có thể khó khép mắt lại kể cả lúc ngủ.
– Các triệu chứng khác: ù tai, tay chân tê bì, mắt mờ, thường xảy ra ở bên bị liệt.
3. Bị tai biến dạng méo miệng có nguy hiểm không?
Tình trạng tai biến méo miệng có thể không gây nguy hiểm ngay tới tính mạng, nhưng sẽ khiến bệnh nhân tự ti về thẩm mỹ. Bên cạnh đó, sinh hoạt thường ngày và giao tiếp cũng sẽ bị ảnh hưởng khi người bệnh không nói tròn vành rõ chữ.
4. Sơ cứu và điều trị
4.1 Sơ cứu
Khi thấy người có dấu hiệu hoặc bị tai biến méo miệng, bạn có thể thực hiện sơ cứu tại chỗ như sau:
– Ấn 2 đầu ngón tay cái vào 2 bên miệng bệnh nhân tại điểm giao nhau của khớp hàm. Nếu miệng bên phải bị méo thì ấn mạnh vào khóe miệng bên trái và ngược lại.
– Hướng dẫn người bệnh mở miệng và ngáp liên tục trong quá trình thực hiện massage bấm huyệt.
Lặp lại động tác này cho đến khi cơ miệng trở lại bình thường.
4.2 Điều trị
Nếu đã xuất hiện dấu hiệu kể trên, bạn nên đi khám sớm để xác định có phải tai biến hay không và nguyên nhân gây ra. Khi đã được xác định là liệt mặt do liệt dây thần kinh số VII thì người bệnh có thể được điều trị bằng 1 trong các biện pháp:
– Điều trị nội khoa: Sử dụng các loại thuốc như các nhóm corticoid kháng viêm, nhóm kháng virus, thuốc giãn mạch, nhóm tái tạo bao myelin và tăng dẫn truyền thần kinh.
– Điều trị ngoại khoa: Trong trường hợp cần thiết, các bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật.
Ngoài ra các phương pháp điều trị hỗ trợ có thể được sử dụng như châm cứu, xoa bóp, tập vận động vùng cơ mặt.
Các phương pháp này đều cần chỉ định hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Vì vậy, hãy đến bệnh viện khi thấy các biểu hiện của bệnh để được chẩn đoán và điều trị.
Tìm hiểu thêm: Mất ngủ kinh niên: Nguyên nhân, điều trị và phòng tránh
5. Chăm sóc và phòng tránh tai biến tái phát như thế nào?
5.1 Xác định và dự phòng nguy cơ gây tai biến méo miệng
Phát hiện sớm các bệnh nền như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tiểu đường… và điều trị tích cực là biện pháp phòng ngừa tai biến nói chung và tia biến méo miệng nói riêng hiệu quả.
5.2 Uống thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ
Nếu có các bệnh nền và đang điều trị bằng thuốc, cần sử dụng nghiêm chỉnh, tuyệt đối không tự ý ngừng thuốc ngay cả khi các chỉ số huyết áp, nhịp tim và mỡ máu đang ở mức ổn định. Khi bị tai biến, việc tuân thủ điều trị càng trở nên cần thiết.
5.3 Ổn định tâm lý
Trong hầu hết các trường hợp, bệnh nhân tai biến thường cảm thấy tự ti, mặc cảm với tình trạng bệnh của mình. Vì vậy, người bệnh rất cần chăm sóc, tác động của người nhà và bác sĩ tâm lý để có hi vọng và lạc quan hơn.
Gia đình nên thường xuyên trò chuyện, động viên người bệnh. Đồng thời khuyến khích người bệnh tham gia các hoạt động bên ngoài, tăng cường gặp gỡ bạn bè, anh chị em, tham gia các hội nhóm để thấy dễ chịu hơn.
5.4 Tăng cường thể dục thể thao
Tập luyện thể dục thể thao giúp người bệnh phục hồi chức năng nhanh hơn sau khi bị tai biến, đồng thời ngăn ngừa bệnh tái phát.
Người bị tai biến có thể thực hiện những bài tập bổ trợ đơn giản như thổi bong bóng, nhai kẹo cao su…
5.5 Xây dựng chế độ ăn uống khoa học cho người bị tai biến méo miệng
Người bệnh tai biến nên tăng cường ăn rau xanh, trái cây, ăn ít gia vị, dầu mỡ động vật… Nên lựa chọn các thực phẩm mềm, chế biến nhỏ cho dễ ăn.
>>>>>Xem thêm: Biến chứng động kinh và các rối loạn tâm thần có liên quan
6. Các dấu hiệu khác nhận biết tai biến
Ngoài méo miệng, bệnh nhân tai biến có thể có các dấu hiệu nhận biết khác như:
– Đột ngột mất thăng bằng.
– Chóng mặt, đau đầu dữ dội.
– Mất khả năng phối hợp vận động.
– Mờ mắt, giảm hoặc mất hoàn toàn thị lực.
– Khó cử động tay chân, thâm chí tê liệt 1 bên cơ thể.
– Khó nói, phát âm không rõ, nói dính chữ, nói ngọng bất thường, không thể lặp lại một câu đơn giản.
Trên đây là một số thông tin về bệnh tai biến méo miệng, hi vọng đã giúp bạn có thể trang bị thêm những kiến thức về căn bệnh này cũng như cách phòng và trị bệnh hiệu quả. Khi thấy các biểu hiện của bệnh, hãy tới cơ sở uy tín gần nhất để được xử trí kịp thời.