Nhiều bệnh lý nguy hiểm “ẩn nấp” qua triệu chứng mơ hồ như chóng mặt, buồn nôn, đau đầu khó ngủ. Các biểu hiện này khiến người bệnh khó đoán “mò” ra bệnh hoặc chủ quan, đến khi bệnh nặng gây biến chứng nguy hiểm thì việc điều trị cũng gặp nhiều khó khăn, tốn kém chi phí, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng. Cảnh giác với chứng đau đầu khó ngủ vì có thể mắc một trong số bệnh lý thần kinh sau đây.
Bạn đang đọc: Đau đầu khó ngủ cảnh giác bệnh nguy hiểm
1. Đau đầu khó ngủ coi chừng u não
Các triệu chứng của u não thường không rõ rệt, rất mơ hồ vì thế nên khiến người bệnh chủ quan. Khi khối u có kích thước lớn, chèn ép các tế bào não người bệnh mới đến viện thì bệnh đã trong tình trạng nặng.
Có nhiều trường hợp đến khám tại chuyên khoa Nội thần kinh của Thu Cúc TCI với triệu chứng đau đầu khó ngủ, căng thẳng kèm theo chóng mặt, buồn nôn. Sau khi thăm khám xong, bác sĩ chỉ định người bệnh chụp cộng hưởng từ MRI não. Kết quả chụp MRI não của bệnh nhân phát hiện khối u não có kích thước lớn. Các bác sĩ đã nhanh chóng hội chẩn và đưa ra phương án xử trí kịp thời.
Được biết, trước khi đến khám người bệnh có sử dụng các loại thuốc trị đau đầu, thuốc bổ não nhưng không thuyên giảm, cơn đau ngày càng dữ dội và thường xuyên hơn, khiến sức khỏe người bệnh suy kiệt.
Các chuyên gia Nội thần kinh khuyến cáo: nếu có biểu hiện đau đầu khó ngủ, buồn nôn, mắt nhìn mờ, mệt mỏi, căng thẳng nhiều ngày nên đi kiểm tra sức khỏe, vì đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý u màng não.
2. Phình mạch não gây đau đầu khó ngủ
Phình mạch não là một loại dạng dị dạng mạch máu não, xảy ra ở đoạn mạch máu não bị yếu tạo thành túi phình (bên trong có chứa máu). Khi túi phình này tích tụ ngày càng to sẽ có nguy cơ vỡ ra, dẫn đến đột quỵ não, rất nguy hiểm.
Phình mạch não chiếm khoảng 2-5% dân số. Không phải ai mang phình mạch não cũng có biểu hiện đau đầu khó ngủ. Đa số phình mạch não không có triệu chứng cho đến khi chúng vỡ ra gây chảy máu não.
Một số trường hợp người bệnh cảm thấy đau đầu khó ngủ đi khám được chụp cộng hưởng từ mạch não thì phát hiện có túi phình mạch não. Một số người, không có triệu chứng gì đi tầm soát sức khỏe hoặc thăm khám bệnh lý khác được chụp cộng hưởng từ mạch não mới phát hiện túi phình mạch não.
Túi phình mạch não vỡ ra gây chảy máu và dẫn đến đột quỵ não, nhưng không phải túi phình mạch não nào cũng vỡ. Theo đó, người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ là thăm khám sức khỏe định kỳ và chụp MRI não 6 tháng/lần năm đầu tiên và 1 năm/lần từ những năm tiếp theo trong trường hợp bác sĩ bảo túi phình chưa cần can thiệp. Với túi phình mạch não dọa vỡ, cần can thiệp sớm bạn cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Do đó, khi có biểu hiện đau đầu khó ngủ tuyệt đối không được chủ quan.
Tìm hiểu thêm: Cần đi khám đau đầu ù tai khi nào? Khám như thế nào?
3. Nhồi máu não (đột quỵ thể nhồi máu não)
Một trường hợp bệnh nhân nam (39 tuổi) có biểu hiện đau đầu, khó ngủ khoảng 2 tháng nay đến khám tại Thu Cúc TCI và được chụp cộng hưởng từ MRI não. Kết quả chụp MRI của bệnh nhân phát hiện ổ nhồi máu não.
Chủ yếu nhồi máu não thường gặp ở người già nhưng căn bệnh này ngày càng trẻ hóa, trường hợp trên là một minh chứng.
Nhồi máu não còn có tên gọi khác là đột quỵ thể thiếu máu não. Xảy ra do thiếu sự cung cấp máu lên não. Nhồi máu não chiếm khoảng 70-80% các trường hợp đột quỵ.
Các triệu chứng như đau đầu khó ngủ, chóng mặt thường diễn ra âm ỉ, tích tụ trong thời gian dài, sau đó diễn biến rầm rộ gây đột quỵ não. Vì vậy, khi các biểu hiện này mới xuất hiện, bạn cũng không được chủ quan.
4. Thiếu máu não
Đây là bệnh lý phổ biến, có nguy cơ cao dẫn đến nhồi máu não. Khi lượng máu lên não không đủ sẽ khiến các tế bào não hoạt động kém, nếu trong một thời gian ngắn (tối đa 5 phút) không được cung cấp máu thì các tế bào não sẽ mất vĩnh viễn chức năng không thể phục hồi.
Thiếu máu não thường có các biểu hiện như đau đầu khó ngủ, ù tai, hoa mắt, chóng mặt. Thiếu máu não có hai dạng là thiếu máu não cục bộ và thiếu máu não cục bộ thoáng qua.
Thiếu máu não cục bộ thoáng qua là tình trạng thiếu máu não chỉ diễn ra dưới 5 phút, các triệu chứng trên nhanh chóng biến mất và không để lại di chứng nào. Nhưng đây là yếu tố nguy cơ cao dẫn đến đột quỵ thực sự trong tương lai, cần thăm khám sớm để có biện pháp điều trị kịp thời.
>>>>>Xem thêm: Bệnh rối loạn tiền đình là gì? Triệu chứng và cách điều trị
5. Rối loạn tiền đình
Bệnh có thể gặp ở mọi giới tính, nhưng phổ biến ở nữ giới từ 35 tuổi trở lên. Các triệu chứng điển hình của rối loạn tiền đình gồm đau đầu kèm khó ngủ về đêm, thường xuyên xảy ra chóng mặt, buồn nôn, mất thăng bằng, ù tai, sợ âm thanh lớn,…
Rối loạn tiền đình gồm hai loại là: rối loạn tiền đình trung ương và rối loạn tiền đình ngoại biên, trong đó rối loạn tiền đình ngoại biên chiếm tỷ lệ lớn. Rối loạn tiền đình trung ương thường rất nguy hiểm, rối loạn tiền đình ngoại biên ít nguy hiểm hơn rối loạn tiền đình trung ương nhưng cũng cần điều trị sớm để tránh làm suy giảm sức khỏe và chất lượng sống của người bệnh.
6. Đau nửa đầu migraine
Loại đau đầu này thường gặp ở phụ nữ làm văn phòng. Biểu hiện là cơn đau đầu dữ dội, đôi lúc người bệnh có cảm giác đầu đau nhói như mạch đập, người bệnh sợ ánh sáng, buồn nôn. Cơn đau dầu thường kéo dài từ 2 giờ đến 3 ngày thậm chí hơn.
Đau đầu migraine khiến người bệnh khó tập trung, ảnh hưởng đến công việc và lâu dài có thể dẫn đến đau đầu mạn tính, trầm cảm, đột quỵ.