Điều trị bệnh mất ngủ đừng chăm chăm dùng thuốc

Theo các chuyên gia Nội thần kinh cho biết, để điều trị bệnh mất ngủ không chỉ chăm chăm dùng thuốc. Việc tìm ra nguyên nhân gây chứng mất ngủ mới là yếu tố “then chốt” để điều trị bệnh “tận gốc”, cùng với đó là sự kết hợp chế độ ăn, uống, vận động và nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp người bệnh mau chóng hết mất ngủ. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu hơn về cách điều trị bệnh mất ngủ và lựa chọn giải pháp phù hợp nhất!

Bạn đang đọc: Điều trị bệnh mất ngủ đừng chăm chăm dùng thuốc

1. Điều trị bệnh mất ngủ phải hiểu rõ nguyên nhân

Nguyên nhân gây mất ngủ của bạn là gì? Nếu tìm được câu trả lời cho câu hỏi này, thì việc điều trị bệnh mất ngủ của bạn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Nhưng mất ngủ có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, dưới đây chúng tôi xin được liệt kê một số nguyên nhân thường gặp gây bệnh mất ngủ:

1.1 Mất ngủ do bệnh lý

Các bệnh lý mạn tính như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD, viêm thận mạn, bệnh tim mạch mạn tính, bệnh tuyến giáp mạn tính, bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, viêm dạ dày – đại tràng mạn tính, Alzheimer, u màng não, thoái hóa não chất trắng, rối loạn tiền đình, thiếu máu não, viêm dây thần kinh, bệnh lý về cơ xương khớp,… khiến người bệnh suy giảm sức khỏe, đau ốm triền miên, là nguyên nhân chính dẫn đến mất ngủ mạn tính.

Các bệnh cấp tính như viêm amidan, viêm dạ dày cấp, viêm họng cấp, viêm phế quản cấp, viêm giáp cấp,… gây sốt cao, mệt mỏi, khó chịu, dễ dẫn đến mất ngủ cấp tính. Nếu kéo dài có thể gây mất ngủ mạn tính.

Điều trị bệnh mất ngủ đừng chăm chăm dùng thuốc

Tăng huyết áp có thể dẫn tới mất ngủ

1.2 Mất ngủ do tâm lý

Sự lo lắng, căng thẳng, stress do nhiều nguyên nhân như mất việc, mất người thân, nợ nần, phá sản, chạy deadline,… khiến tâm trí bạn không được thoải mái, luôn trong tình trạng căng thẳng, dễ dẫn đến mất ngủ.

Ngày nay, khi cuộc sống hối hả, con người dễ bị cuốn vào vòng xoáy của công việc. Nếu bạn không biết cân đối thời gian hợp lý giữa làm và nghỉ ngơi sẽ khiến cơ thể căng thẳng kéo dài, kiệt sức, dẫn đến mất ngủ.

Mất ngủ do tâm lý nếu không phát hiện sớm và điều trị hiệu quả,dễ gây bệnh lý về tâm thần khiến bệnh tình ngày càng trầm trọng, khó điều trị hơn và gây mất ngủ mạn tính.

Đã có rất nhiều trường hợp (kể cả người trẻ tuổi) bị rối loạn tâm thần phân liệt do mất ngủ kéo dài.

Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu mất ngủ: Dễ nhận biết nhưng chớ chủ quan!

Điều trị bệnh mất ngủ đừng chăm chăm dùng thuốc

Hay lo lắng, căng thẳng, stress có thể dẫn tới khó ngủ, mất ngủ.

1.3 Mất ngủ do môi trường tác động

Nếu bạn sống trong môi trường ồn ào, ô nhiễm không khí, ánh sáng không phù hợp, thay đổi thời tiết … sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới giấc ngủ, dễ gây mất ngủ.

Theo nghiên cứu, sự thay đổi thời tiết dễ làm xuất hiện các cơn đau đầu và dẫn đến mất ngủ. Bởi khi thời tiết thay đổi (nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí) tác động trực tiếp tới mạch máu não, khiến mạch máu não co  – giãn bất thường. Với những người nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết thì dễ gặp phải cơn đau đầu, mất ngủ.

2. Điều trị bệnh mất ngủ hiệu quả

2.1 Điều trị bệnh mất ngủ phải căn cứ vào nguyên nhân

Nếu mất ngủ do nguyên nhân bệnh lý thì việc điều trị hiệu quả (dứt điểm hoặc kiểm soát tốt) bệnh nền hoặc bệnh lý cấp tính là điều vô cùng cần thiết, bên cạnh việc cùng song hành dùng thuốc để điều trị các bệnh trên thì điều trị triệu chứng mất ngủ tạm thời được lưu ý để cải thiện sức khỏe cho người bệnh.

Nếu được điều trị hiệu quả các bệnh lý nền, có những người chứng mất ngủ tự mất hoặc được cải thiện rõ rệt mà không cần dùng thuốc.

Còn với loại nguyên nhân mất ngủ do tâm lý thì “chìa khóa” là cần được giải tỏa tâm lý (chữa bệnh phải chữa tâm lý) thì sẽ ổn, chứ không chỉ đơn thuần là sử dụng thuốc trị mất ngủ.

Nhiều người sau khi đi thăm khám với bác sĩ Tâm thần hoặc bác sĩ Nội thần kinh hoặc tự tìm ra “nút thắt” giúp giải tỏa tâm lý, thì tình trạng mất ngủ không còn nữa hoặc được cải thiện rất nhiều mà không cần sử dụng thuốc. Bên cạnh đó, nhiều người vẫn phải vừa kết hợp điều trị tâm lý với sử dụng thuốc chống trầm cảm bởi mất ngủ do yếu tố tâm lý có nguy cơ cao dẫn đến trầm cảm.

Nhẹ hơn là mất ngủ do môi trường, bởi bạn chỉ cần cải thiện bằng cách thay đổi môi trường ngủ yên tĩnh hơn, ánh sáng phù hợp, sạch sẽ hơn thì tình trạng mất ngủ sẽ tự nhiên được cải thiện hoặc biến mất. Trong thời gian đó, các bác sĩ có thể cho bạn sử dụng thuốc để cải thiện tình trạng mất ngủ cấp tính hoặc không cần sử dụng thuốc.

Điều trị bệnh mất ngủ đừng chăm chăm dùng thuốc

>>>>>Xem thêm: Rối loạn tiền đình là gì triệu chứng như thế nào?

Khi biết nguyên nhân gây mất ngủ là gì thì việc điều trị sẽ trở nên dễ dàng hơn.

2.2 Điều trị bệnh mất ngủ bằng chế độ ăn, uống, vận động và nghỉ ngơi hợp lý

Đề điều trị bệnh mất ngủ, các chuyên gia không chỉ tư vấn bạn dùng thuốc mà những dặn dò về chế độ ăn, uống, vận động và nghỉ ngơi hợp lý là yếu tố rất quan trọng giúp hiệu quả điều trị được tốt hơn.

Khi bị mất ngủ, bạn cần lưu ý chế độ ăn, uống, vận động và nghỉ ngơi như sau:

Chế độ ăn

Bạn nên bổ sung các loại thực phẩm tốt cho người bị mất ngủ vào thực đơn ăn uống của mình như: hoa thiên lý, rau ngải cứu, quả việt quất, quả cherry, các loại hạt (óc chó, hạt điều, hạt hạnh nhân,…), lá vông, gà tây, cá béo,…

Nên ăn đúng bữa, đủ chất, có thể chia thành nhiều bữa nhỏ và không nên ăn quá no vào buổi tối. Bạn nên hạn chế ăn các đồ chiên, rán, đồ ăn nhanh, đồ ăn sống,…

Chế độ uống

Bên cạnh việc bổ sung các loại thực phẩm thì đồ uống cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp tới giấc ngủ của bạn. Các loại đồ uống có chứa cồn, chất kích thích như bia, rượu, nước ngọt có gas,… là những thức uống mà người bị mất ngủ không nên dùng.

Thay vào đó bạn nên uống các loại nước như: nước lọc, trà tâm sen, trà long nhãn kỳ tử, trà hoa cúc mật ong,… sẽ giúp thư giãn, thoải mãi, dễ đi vào giấc ngủ hơn.

Vận động

Bạn cần vận động hợp lý với sức khỏe của mình, tránh vận động quá sức vào buổi tối. Các bài tập giúp bạn thư giãn dễ đi vào giấc ngủ như: yoga, thiền, chạy bộ, đi bộ, bơi,…

Tập thể dục giúp cơ thể bạn cảm thấy thư giãn, thoải mái, tăng tiết mồ hôi đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, vận động còn giúp tiêu hao mỡ thừa ngăn tình trạng dư cân béo phì, ổn định nhịp tim và huyết áp,… rất nhiều tác dụng tốt từ việc tập thể dục. Chính vì vậy, các bác sĩ thường khuyên bạn nên tập thể dục mỗi ngày vì đây như “một liều thuốc bổ” giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn và ngăn ngừa nhiều bệnh lý khác.

Với những người bị thoái hóa khớp, đặc biệt là khớp gối nên hỏi ý kiến bác sĩ về chế độ tập luyện cho phù hợp. Chẳng hạn, nếu bị thoái hóa khớp gối nặng, bạn nên đi bộ nhẹ nhàng vừa sức, không nên chạy bộ, hay các bệnh lý đặc trưng khác nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi thăm khám.

Nghỉ ngơi

Người bị mất ngủ cần ngủ đủ, tránh làm việc quá sức, tránh thức khuya và luôn suy nghĩ tích cực, vui vẻ và lạc quan.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *