Những năm gần đây, bệnh đột quỵ được nhắc đến nhiều bởi sự ra đi của không ít người, trong đó có những người nổi tiếng đã qua đời vì đột quỵ khi tuổi đời còn rất trẻ, mới chỉ ngoài 30-40 tuổi. Đột quỵ não đang là vấn đề thời sự của các nước đang phát triển và trong đó có Việt Nam. Cùng tìm hiểu bệnh đột quỵ não điều trị và phòng ngừa như thế nào ngay trong bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Bệnh đột quỵ não điều trị và phòng ngừa
1. Dấu hiệu nhận biết và các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ
1.1 Dấu hiệu nhận biết bệnh đột quỵ não
Nếu có một hoặc nhiều dấu hiệu sau, hãy nghĩ ngay đến bệnh đột quỵ:
– Đột ngột tê, yếu tay – chân – mặt, thường tập trung ở một bên: trái hoặc phải.
– Nói khó, mắt nhìn mờ (giảm thị lực một hoặc hai mắt).
– Chóng mặt, mất cân bằng, mất phối hợp động tác.
– Đau đầu đột ngột, dữ dội.
Nếu nghi ngờ dấu hiệu đột quỵ não, hãy đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế gần nhất có cấp cứu bệnh nhân đột quỵ. Đưa người bệnh đến viện càng nhanh càng tốt vì điều này sẽ giúp giảm tỷ lệ tử vong và tàn phế, nếu chậm trễ nguy cơ tử vong cao và để lại nhiều di chứng về sau.
1.2 Các yếu tố nguy cơ gây bệnh đột quỵ não
Đột quỵ não là một bệnh nguy hiểm nhưng có thể dự phòng được nếu như chúng ta quan tâm điều trị các yếu tố nguy cơ có thể tác động được.
Các yếu tố nguy cơ có thể tác động được bao gồm:
– Tăng huyết áp
– Đái tháo đường
– Các bệnh lý ở tim mạch
– Tăng Lipid máu
– Hút thuốc lá
– Nghiện rượu
– Thiếu máu não thoáng qua (TIA) và đột quỵ cũ
– Béo phì
– Hẹp động mạch cảnh
– Lười vận động
– Stress
– Các yếu tố đông máu
– Nghiện thuốc phiện,…
Còn những yếu tố nguy cơ không thể tác động được như tuổi tác, gen, dân tộc, di truyền.
Tìm hiểu thêm: Đau nửa đầu vai gáy bên trái cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm
2. Điều trị đột quỵ bệnh đột quỵ não
Điều chỉnh HA thấp
Chống phù não
Duy trì đường máu hợp lý
Lưu thông đường thở
Giảm thân nhiệt
Tăng cường chuyển hoá, nuôi dưỡng
Điều trị đặc hiệu (chủ yếu cho thể đột quỵ thiếu máu não)
Các thuốc chống kết tập tiểu cầu (anti platelet agents)
Các tác nhân này làm giảm kết tập tiểu cầu, làm giảm sự lan rộng của huyết khối động mạch (tiêu biểu là aspirin). Là thuốc cơ bản để điều trị dự phòng và điều trị tắc mạch. Nhưng có khả năng làm tăng nguy cơ chẩy máu và không có hiệu quả trên fibrinogen hoặc độ nhớt máu.
Điều trị chống đông (anticoagulant)
Mục đích làm giảm sự tạo thành thrombin và giảm cục máu đông giàu fibrin trong đột quỵ cấp tính, không có hiệu quả trên fibrinogen và độ nhớt máu.
Điều trị tiêu cục huyết (thrombolitic)
Làm giảm fibrinogen do khi đưa vào tĩnh mạch sẽ biến đổi plasminogen thành plasmin, plasmin có khả năng thuỷ phân fibrin, fibrinogen và các protein đông huyết tương khác làm tiêu cục huyết khối gây tắc mạch nguyên phát hoặc thứ phát. Tuy nhiên việc sử dụng các loại thuốc này đòi hỏi bệnh nhân đến viện sớm trước 3 – 6 giờ và tuân theo những chỉ định rất chặt chẽ, được thực hiện tại các cơ sở y tế chuyên sâu có phương tiện theo dõi các xét nghiệm tin cậy phòng tai biến chảy máu ồ ạt.
>>>>>Xem thêm: Bí quyết phòng ngừa hội chứng Alzheimer (bệnh Alzheimer)
4. Các kỹ thuật điều trị đột quỵ – dự phòng đột quỵ
– Kỹ thuật tạo hình động mạch não qua da.
– Giải phóng, làm tiêu cục tắc huyết khối gây tắc mạch.
– Nong rộng lòng mạch ở các động mạch bị hẹp
– Điều trị các phình mạch, dị dạng động – tĩnh mạch bằng kỹ thuật gây tắc mạch hoặc nút mạch bằng coil kim loại
– Kỹ thuật khai thông động mạch
– Kỹ thuật lấy bỏ các cục máu tụ, giảm ép não bằng phẫu thuật
– Kỹ thuật điều trị các u mạch, dị dạng mạch bằng phẫu thuật định vị
Hy vọng với sự hiểu biết về mối nguy hiểm của bệnh đột quỵ và các phương pháp điều trị, các biện pháp phòng chống bệnh có hiệu quả, sẽ không còn nhiều người bệnh và gia đình họ phải đối mặt với hậu quả của đột quỵ não, để chất lượng cuộc sống của người cao tuổi càng được nâng cao.
5. Dự phòng
Bệnh đột quỵ não có thể điều trị dự phòng được khi chúng ta thay đổi lối sống tĩnh tại ít vận động bằng cách tập thể dục, vận động thường xuyên làm giảm các yếu tố nguy cơ gây vữa xơ động mạch, giảm tỷ lệ tăng huyết áp, giảm cân nặng chống béo phì, tăng cholesterol có lợi (HDL-C), giảm cholesterol có hại (LDL- C), do đó làm giảm các yếu tố nguy cơ của đột quỵ não. Đồng thời, cần lưu tâm đến các vấn đề sau:
Kiểm soát huyết áp.
Có ý thức với mạch không đều (rung nhĩ), có thể là nguyên nhân xảy ra đột quỵ khác nữa.
Không hút thuốc.
Kiểm soát đường máu nếu có đái tháo đường.
Ăn thức ăn có hàm lượng chất béo thấp.
Hạn chế uống rượu.
Tập luyện thường xuyên.
Giữ trọng lượng cơ thể trong giới hạn..
Không ăn quá mặn.
Nếu dùng thuốc tránh thai, cần thông báo với bác sĩ để theo dõi.
Một lời khuyên cho tất cả các bệnh nhân bị tăng huyết áp hoặc có nhiều các yếu tố nguy cơ của đột quỵ như đã nói ở trên phải được khám, theo dõi điều trị thường xuyên tại các cơ sở y tế và khi có các dấu hiệu nghi ngờ đột quỵ não cần đưa đến ngay cơ sở y tế gần nhất tránh suy nghĩ nhầm lẫn cho là cảm mạo, làm kéo dài thời gian quý giá can thiệp điều trị, để lại di chứng nặng nề cho bệnh nhân.
Tuy nhiên khi đột quỵ xảy ra, việc vận chuyển bệnh nhân cũng cần lưu ý đảm bảo an toàn và có ý kiến của các chuyên gia thần kinh.
Khi bệnh nhân đến được cơ sở y tế, việc cấp cứu điều trị phải được tiến hành khẩn trương đúng quy trình. Trên thế giới hiện nay đã thấy được tầm quan trọng của xử trí sớm đúng phác đồ đã giảm đáng kể tỷ lệ tử vong và tàn phế của các bệnh nhân đột quỵ. Việc ra đời các đơn vị đột quỵ não, các trung tâm đột quỵ não đã đáp ứng được yêu cầu cấp cứu đột quỵ não có chất lượng và hiệu quả cao.