Triệu chứng đột quỵ: Các quy tắc nhận diện cần biết

Các triệu chứng đột quỵ được nhận diện càng sớm thì khả năng cứu sống người bệnh và giảm thiểu ảnh hưởng của các di chứng càng cao. Các dấu hiệu của bệnh đột quỵ có thể rõ ràng, dữ dội nhưng cũng có thể mơ hồ, thoáng qua. Cùng tìm hiểu các triệu chứng này qua bài viết sau đây. 

Bạn đang đọc: Triệu chứng đột quỵ: Các quy tắc nhận diện cần biết

1. Các quy tắc giúp nhận diện đột quỵ 

1.1 F.A.S.T – Quy tắc vàng giúp nhận diện triệu chứng đột quỵ 

F (FACE): Khuôn mặt của người bị đột quỵ có thể xảy ra các bất thường như mất cân đối, yếu liệt, một bên mặt bị chảy xệ, nụ cười méo mó. Khi bệnh nhân cười các biểu hiện này sẽ càng rõ ràng.

A (ARM): Bệnh nhân liệt một bên cơ thể hoặc cử động khó khăn, không thể cử động tay chân, yếu liệt. Khi được yêu cầu giơ tay lên, bệnh nhân không thể nâng qua đầu cùng lúc hoặc đưa lên một cách khó khăn và không giữ được lâu. Ngoài ra, người bệnh có thể bị tê bì chân tay một bên, không thể cử động được do yếu liệt, chuột rút, đau đớn.

S (SPEECH): Giọng nói bị thay đổi, người bệnh có thể nói ngọng, dính chữ, không thể nhắc lại những câu đơn giản.

T (TIME): Thể hiện tính cấp bách của đột quỵ  Thời gian là “vàng” với bệnh nhân. Khi thấy các triệu chứng nghi ngờ, cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.

Triệu chứng đột quỵ: Các quy tắc nhận diện cần biết

Khó vận động tay chân, phối hợp các động tác là dấu hiệu của bệnh đột quỵ.

1.2. B.E.F.A.S.T – Quy tắc nhận diện triệu chứng đột quỵ bổ sung 

B.E.F.A.S.T là quy tắc bổ sung của F.A.S.T. Theo đó, quy tắc này thêm 2 dấu hiệu nhận diện đột quỵ gồm:

B (BALANCE): Tình trạng bệnh nhân đột ngột bị mất thăng bằng, cảm thấy chóng mặt, đau đầu dữ dội, mất khả năng phối hợp các động tác, ảnh hưởng đến vận động.

E (EYESIGHT): Bệnh nhân bị giảm thị lực hoặc mất hoàn toàn thị lực của 1 hoặc cả 2 mắt, nhìn mờ, nhòe, song thị,…

1.3 Các triệu chứng khác

Ngoài những triệu chứng trên, người bệnh bị đột quỵ còn có thể có các biểu hiện như:

– Dáng đi bất thường

– Tăng huyết áp

– Vã mồ hôi

– Nấc cụt

2. Các dấu hiệu đột quỵ xuất hiện khi nào, mức độ ra sao?

Các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ có thể xuất hiện đột ngột, ngay trước thời điểm diễn ra đột quỵ chỉ vài phút nhưng cũng có những trường hợp các triệu chứng diễn ra trước vài giờ. Các triệu chứng có thể xảy ra dữ dội nhưng cũng có thể chỉ mơ hồ. 

Vì vậy nếu thấy các triệu chứng cảnh báo đột quỵ, đặc biệt nếu trước đó người bệnh vẫn sinh hoạt bình thường thì tuyệt đối đừng chủ quan mà nên gọi cấp cứu hoặc đến cơ sở y tế để được kịp thời can thiệp.

Nhiều trường hợp, bệnh nhân có thể đột quỵ ngay khi đang ngủ. Thậm chí tối hôm trước bệnh nhân vẫn còn bình thường nhưng sáng hôm sau đã hôn mê hay yếu liệt. Đối với các bệnh nhân này rất khó có thể xác định chính xác thời điểm xảy ra đột quỵ. Loại đột quỵ này cũng vô cùng nguy hiểm bởi thời điểm xảy ra là nửa đêm, người nhà rất khó phát hiện và can thiệp sớm trong “thời gian vàng”. Điều này làm tăng nguy cơ tử vong và biến chứng nghiêm trọng cho người bệnh. Tình trạng này chiếm khoảng 14% tổng số các ca đột quỵ. 

Tìm hiểu thêm: Vì sao người già hay quên và làm gì để khắc phục?

Triệu chứng đột quỵ: Các quy tắc nhận diện cần biết

Chóng mặt, giảm thị lực có thể là “tín hiệu” cảnh báo đột quỵ.

3. Cần làm gì khi thấy các triệu chứng đột quỵ?

Đột quỵ là tình trạng cấp tính nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng của người bệnh. Vì vậy, khi thấy các triệu chứng đột quỵ, dù xảy ra ở mức độ nào thì việc cấp cứu cũng vô cùng quan trọng. Càng cấp cứu sớm thì khả năng cứu sống bệnh nhân càng cao. Theo các chuyên gia Nội thần kinh, thời gian vàng để cấp cứu đột quỵ là 3 – 4,5 giờ. Quá thời gian này, các tế bào não sẽ tổn thương rất nhanh, thậm chí không thể phục hồi.

Trong thời gian chờ cấp cứu, có thể thực hiện các biện pháp sơ cứu:

– Đặt bệnh nhân nằm nghiêng cao đầu 30 – 45 độ để bảo vệ đường thở cho bệnh nhân.

– Không cố di chuyển nếu người bệnh bị ngã.

– Mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi cho bệnh nhân hoặc nới lỏng quần áo của họ.

– Dùng chiếc đũa bọc giẻ đặt ngang miệng nếu người bệnh bị co giật để tránh cắn vào lưỡi.

– Nếu người bệnh còn tỉnh táo, hãy cố gắng trò chuyện để họ cảm thấy an tâm hơn.

– Tuyệt đối không cho người bệnh ăn uống bất cứ thứ gì hoặc thuốc gì khi chưa có chỉ định của bác sĩ, tránh gây sặc hoặc nghẹt đường thở.

Đặc biệt, không áp dụng các phương pháp dân gian như lấy kim chích vào đầu ngón tay, ngón chân, bấm huyệt, châm cứu, cạo gió,… vì có thể gây nguy hiểm hơn.

4. Các di chứng sau đột quỵ do không nhận diện kịp thời các triệu chứng

Dù được cứu sống thoát khỏi nguy hiểm, người bệnh vẫn có thể gặp phải những di chứng sau đột quỵ như:

– Phù nề não

– Viêm phổi do sặc khi nuốt thức ăn

– Đau tim

– Trầm cảm, rối loạn lo âu

– Yếu liệt, mất khả năng vận động, co cứng chi

– Loét do tỳ đè, nằm lâu ngày

– Động kinh, co giật

– Rối loạn thị giác

– Huyết khối tĩnh mạch chi

– Nhiễm trùng đường tiết niệu

– Suy giảm nhận thức do vùng não điều khiển tư duy bị ảnh hưởng

– Giảm hoặc mất chức năng nói, người bệnh khó nói, nói không đầy đủ, nói từ vô nghĩa…

Nếu không có kế hoạch chăm sóc chu đáo, người bệnh sẽ rất khó để phục hồi, quay trở lại với cuộc sống, công việc. 

Triệu chứng đột quỵ: Các quy tắc nhận diện cần biết

>>>>>Xem thêm: Phục hồi chức năng và chăm sóc bệnh nhân đột quỵ 

Các dấu hiệu đột quỵ không được phát hiện kịp thời có thể làm tăng nguy cơ tử vong và biến chứng ở người bệnh.

5. Những ai dễ bị đột quỵ?

– Người ít vận động, ít tập thể dục, rèn luyện sức khỏe.

– Người hút thuốc lá thường xuyên hoặc phải tiếp xúc với khói thuốc lá.

– Người ăn uống không lành mạnh, ít ăn rau xanh, hay dùng đồ ăn có hàm lượng chất béo, dầu mỡ cao.

– Nam giới, thậm chí cả phụ nữ khi bước sang tuổi trung niên.

– Gia đình từng có người bị đột quỵ

– Người đang mắc hoặc đang điều trị các bệnh lý như tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, người thừa cân, béo phì…

Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về các triệu chứng đột quỵ và cách xử trí phù hợp. Trong thực tế, rất nhiều dấu hiệu có bất thường có thể cảnh báo sớm đột quỵ như đau đầu, rối loạn giấc ngủ,… Đừng chủ quan bất cứ dấu hiệu nào nếu muốn bảo vệ tính mạng của bạn và những người xung quanh. Hãy chủ động thăm khám chuyên khoa Nội thần kinh để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *