Tìm hiểu hậu quả của việc mất ngủ kéo dài 

Tình trạng mất ngủ ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại. Hậu quả của việc mất ngủ có thể nhìn thấy ngay nhưng cũng có thể sau một thời gian dài mới biểu hiện. Cùng tìm hiểu những hậu quả do mất ngủ gây ra, cách nhận diện và xử trí trong bài viết sau.  

Bạn đang đọc: Tìm hiểu hậu quả của việc mất ngủ kéo dài 

1. Triệu chứng và nguyên nhân gây mất ngủ

Khó đi vào giấc ngủ, trằn trọc khi ngủ, dễ tỉnh giấc, khó ngủ lại, hay thức dậy sớm…là những triệu chứng của tình trạng mất ngủ. 

Nguyên nhân gây mất ngủ rất đa dạng, có thể chỉ do sự thay đổi đột ngột múi giờ dẫn đến loạn nhịp thức – ngủ hoặc do những thói quen thiếu lành mạnh như ăn quá no, uống rượu bia, hút thuốc lá gây kích thích hệ thần kinh, tiêu hóa,…khiến cơ thể khó thư giãn để đi vào giấc ngủ. Nhưng cũng có những trường hợp mất ngủ xảy ra do các vấn đề bệnh lý như viêm khớp, tim mạch, tiểu đường,…

Thông thường mất ngủ cấp tính trong vài tuần, dưới 3 lần/tuần sẽ ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong khi đó, các trường hợp mất ngủ mạn tính liên tục trên 1 tháng hoặc trên 3 lần/tuần có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ và ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Tìm hiểu hậu quả của việc mất ngủ kéo dài 

Mất ngủ là tình trạng người bệnh khó đi vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ ngon, dễ tỉnh giấc và mệt mỏi khi thức dậy, nuyên nhân có thể chỉ do sự thay đổi đột ngột múi giờ dẫn đến loạn nhịp thức – ngủ hoặc do những thói quen thiếu lành mạnh

2. Hậu quả của việc mất ngủ trong thời gian dài

2.1 Giảm trí nhớ, kém tập trung – Hậu quả của việc mất ngủ rất dễ nhận ra

Các nhà khoa học Mỹ và Pháp khẳng định rằng não có vai trò quan trọng trong việc củng cố trí nhớ. Thông tin sau khi được thu nhận sẽ được vận chuyển vào vùng vỏ não để lưu giữ ký ức lâu dài. Quá trình này diễn ra hiệu quả nhất trong khi ngủ sâu. Khi chúng ta bị mất ngủ, não bộ sẽ không thể truyền tải đầy đủ, gây ra tình trạng hay quên.

Khi não bộ không được nghỉ ngơi sẽ dần cũng rất dễ bị tổn thương khiến người bệnh rơi vào tình trạng nhớ nhớ, quên quên, kém tập trung trong công việc. 

2.2 Thay đổi tính tình, dễ cáu gắt

Mệt mỏi, kém tỉnh táo là điều thường thấy sau một hoặc nhiều đêm mất ngủ. Nhiều người thay đổi tính tình, trở nên cáu gắt, kích động ngay cả với các tình huống bình thường hàng ngày. Đây có thể là hậu quả của việc ngủ không đủ giấc và sự thay đổi trong hormone trong cơ thể. 

2.3 Tăng nguy cơ trầm cảm

Nghiên cứu ở Mỹ cho thấy những người bị trầm cảm hoặc rối loạn lo âu thường ngủ ít hơn 6 tiếng vào ban đêm. Thực tế, tình trạng mất ngủ kéo dài có thể làm trầm trọng thêm bệnh trầm cảm, và ngược lại những người bị trầm cảm cũng sẽ cảm thấy khó ngủ hơn người bình thường.

2.4 Nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ – Hậu quả của việc mất ngủ tiềm ẩn, khó lường

Khi bị mất ngủ trong thời gian dài, một số tình trạng như đau tim, suy tim, cao huyết áp… có thể “tìm đến”. Các nghiên cứu cho thấy những người ngủ dưới 5 tiếng/đêm có nguy cơ đột quỵ cao hơn 83% so với người ngủ đủ 7 – 8 giờ.

Tìm hiểu thêm: Phòng bệnh Parkinson bằng cách nào?

Tìm hiểu hậu quả của việc mất ngủ kéo dài 

Mất ngủ kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến tim mạch, làm tăng nguy cơ đột quỵ, trầm cảm, vô sinh, gây tăng cân…. và nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.

2.5 Vô sinh

Việc thường xuyên bị mất ngủ, ngủ không đủ giấc không những gây mệt mỏi mà còn có thể ảnh hưởng đến việc giải phóng các hormone kích thích rụng trứng ở nữ giới. Trong khi đó ở nam giới, mất ngủ triền miên có thể làm giảm số lượng và ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng tinh trùng.

2.6 Gây tăng cân

Nhiều người cho rằng việc thức khuya, ngủ ít có thể giúp giảm cân. Nhưng thực tế không phải vậy. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người ngủ ít hơn 6 giờ/ ngày có nguy cơ béo phì cao hơn 30% so với những người ngủ đủ giấc. Nguyên nhân là do khi thiếu ngủ, leptin (hormone chuyển tải tín hiệu no và ngăn cản sự thèm ăn) giảm và ghrelin (hormone kích thích cảm giác đói) tăng cao. Không chỉ vậy, mất ngủ còn khiến vùng não điều khiển việc ăn uống bị rối loạn, khiến bạn thèm ăn nhiều chất béo, tinh bột. Điều khiến bạn tăng cân, thậm chí gây béo phì.

2.7 Gây hại cho da

Việc mất ngủ một vài đêm đã có thể khiến nhiều người có biểu hiện sưng húp mắt, xuất hiện quầng thâm, nếp nhăn ở mắt và da sạm… Nguyên nhân là do khi không ngủ đủ giấc, cơ thể sẽ phải giải phóng nhiều hormone cortisol, phá vỡ collagen.

2.8 Tai nạn

Theo thống kê, khoảng 30% tổng số các vụ tai nạn giao thông tại Việt Nam liên quan đến việc mất ngủ. Trong đó tình trạng mất ngủ, thiếu ngủ triền miên, ngủ gục, ngủ quên của các tài xế lái xe đường dài là một trong những nguyên nhân gây tai nạn. 

3. Cần làm gì khi bị mất ngủ?

Khi có các triệu chứng mất ngủ, bạn cần đi khám sớm với chuyên gia Nội thần kinh để được chẩn đoán, tìm ra nguyên nhân và điều trị sớm. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh mà các bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị bằng thuốc, liệu pháp tâm lý hoặc phẫu thuật.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần tự giác thực hiện các biện pháp thay đổi lối sống để cải thiện giấc ngủ như:

– Đảm bảo lịch thức – ngủ: Xây dựng và duy trì lịch ngủ cố định, luôn đi ngủ và thức dậy ở một giờ, cuối tuần cũng không ngoại lệ.

– Tránh xa các thiết bị điện tử: Nên tránh sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, tivi trước và trong khi ngủ.

– Thư giãn: Bạn có thể đọc sách, tập các bài thể dục nhẹ nhàng như yoga, thiền, dưỡng sinh…

– Giữ không gian ngủ đảm bảo: Phòng ngủ tối, nhiệt độ vừa phải, nệm, chăn ga và gối sạch sẽ…là những điều kiện giúp bạn có giấc ngủ ngon và sâu hơn.

– Không ăn, uống trước giờ ngủ: Tránh ăn uống sát giờ ngủ, đặc biệt là các chất kích thích như cà phê, thuốc lá.

Tìm hiểu hậu quả của việc mất ngủ kéo dài 

>>>>>Xem thêm: Tình trạng mất ngủ có giải quyết được không?

Nên khám và điều trị sớm với chuyên gia Nội thần kinh khi có các triệu chứng mất ngủ.

Hi vọng bằng cách nắm được những hậu quả của việc mất ngủ, bạn sẽ nâng cao ý thức chăm sóc cho giấc ngủ của mình. Hãy thăm khám sớm với chuyên gia Nội thần kinh để phát hiện bệnh sớm và điều trị đúng hướng. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *