Đột quỵ huyết áp thấp có nguy hiểm không, cách phòng tránh

Không chỉ tăng huyết áp mà cả huyết áp thấp cũng gây đột quỵ. Vậy đột quỵ huyết áp thấp nguyên nhân do đâu, có nguy hiểm không và phòng tránh như thế nào?

Bạn đang đọc: Đột quỵ huyết áp thấp có nguy hiểm không, cách phòng tránh

1. Huyết áp thấp là gì?

Huyết áp của người bình thường có trị số là 120/80mmHg. Nếu trị số này dưới 100/60mmHg thì được cho là huyết áp thấp.

Ở một người khỏe mạnh bình thường, huyết áp có thể thấp hơn mức tiêu chuẩn nhưng nếu không có triệu chứng gì thì không được coi là bệnh và không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu đã thăm khám và được chẩn đoán là mắc bệnh huyết áp thấp, người bệnh cần chủ động theo dõi và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Huyết áp thấp có thể không có bất cứ biểu hiện nào nhưng cũng có thể gây ra các triệu chứng như:

– Chóng mặt

– Cảm thấy lâng lâng

– Buồn nôn hoặc nôn mửa

– Thở nhanh, nông

– Mệt mỏi

– Suy nhược cơ thể

– Nhìn mờ hoặc song thị

– Ngất xỉu

Các triệu chứng nặng:

– Hôn mê

– Lú lẫn, giảm tập trung

– Dễ bị kích động

– Thay đổi hành vi bất thường

Đột quỵ huyết áp thấp có nguy hiểm không, cách phòng tránh

Không chỉ tăng huyết áp mà huyết áp thấp cũng là một yếu tố nguy cơ gây đột quỵ.

2. Đột quỵ huyết áp thấp xảy ra như thế nào và có nguy hiểm không?

2.1 Đột quỵ huyết áp thấp xảy ra như thế nào?

Ta vẫn biết rằng tăng huyết áp là một nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ, bao gồm cả đột quỵ nhồi máu não và đột quỵ xuất huyết não. Nhưng ít ai biết tăng huyết áp thấp cũng có thể gây đột quỵ.

Nếu người bệnh chủ quan, không phát hiện sớm, để tình trạng huyết áp thấp kéo dài thì có thể dẫn đến đột quỵ não. Tỷ lệ đột quỵ ở các bệnh nhân bị huyết áp thấp là khoảng 10 – 15%.

Thông thường áp lực để đưa máu lên não thường lớn hơn các cơ quan khác. Nên ở những người bị huyết áp thấp, tình trạng thiếu máu não rất dễ xảy ra.

Thiếu máu não nhẹ sẽ gây ra các triệu chứng điển hình của huyết áp thấp như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, giảm tập trung, khó ngủ, ngất xỉu.

Hạ huyết áp trong thời gian dài có thể khiến tế bào não bị tổn thương, gây suy giảm trí nhớ, teo não, nhũn não. Nếu lượng máu lên não thiếu nhiều và đột ngột sẽ gây thiếu oxy và dinh dưỡng, dẫn tới đột quỵ não.

2.2 Đột quỵ huyết áp thấp có nguy hiểm không?

Có thể thấy, huyết áp thấp cũng là tác nhân nguy hiểm gây đột quỵ. Tuy nhiên sự hiểu biết của bệnh nhân về huyết áp thấp còn rất ít. Có đến hơn 70% bệnh nhân không biết mình bị huyết áp thấp, hơn 80% bệnh nhân bỏ qua những triệu chứng của bệnh.

Tìm hiểu thêm: Suy giảm trí nhớ nên ăn gì để cải thiện hiệu quả?

Đột quỵ huyết áp thấp có nguy hiểm không, cách phòng tránh

Hoa mắt, chóng mặt đột ngột có thể là biểu hiện của đột quỵ do huyết áp thấp.

3. Các hậu quả khác của huyết áp thấp

Tình trạng huyết áp thường xuyên ở mức thấp sẽ làm giảm lực đẩy của máu đến tim hoặc các cơ quan khác trong cơ thể. Tình trạng này nếu xảy ra ở những người già đã có sẵn bệnh mạn tính sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm hơn, nên rất cần được quan tâm điều trị.

Huyết áp thấp gây thiếu máu đến tim có thể gây ra các bệnh lý tim mạch như nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực…

Thiếu máu đến các cơ quan trong cơ thể khiến các bộ phận đó nhanh chóng bị tổn thương, suy yếu, do thiếu chất dinh dưỡng và oxy.

Tụt huyết áp có thể gây sốc, gây nguy hiểm cho người bệnh, đặc biệt là khi đang làm công việc ở ngoài trời nắng gắt, trên cao hoặc đang lái xe…

Khi thay đổi tư thế từ nằm hoặc ngồi sang đứng, bạn có thể bị hạ huyết áp tư thế. Ước tính có khoảng 10 – 20% những người từ 65 tuổi trở lên bị mắc chứng này. Đó có thể là hậu quả của việc hệ tim mạch, hệ thần kinh – những cơ quan chịu trách nhiệm giúp cơ thể thích ứng với những sự thay đổi đột ngột – bị hư hại nghiêm trọng.

Huyết áp thấp cùng thường xảy ra ở người bệnh bị tiêu chảy, xuất huyết tiêu hóa, rong kinh, tiền mãn kinh…

4. Những ai dễ bị huyết áp thấp?

Huyết áp thấp có thể xảy ra ở bất cứ ai, tuy nhiên những đối tượng dễ mắc bệnh là:

– Phụ nữ mang thai

– Người bị suy giáp

– Người bệnh tiểu đường

– Người sử dụng một số loại thuốc gây hạ huyết áp để điều trị cao huyết áp, trầm cảm, Parkinson

– Người bị rối loạn nhịp tim

– Người bị kiệt sức vì nóng hoặc đột quỵ do nắng nóng

– Người mắc bệnh gan

5. Phòng ngừa huyết áp thấp

Huyết áp thấp sẽ làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh và nguy hiểm đến tính mạng nếu không có những biện pháp dự phòng và điều trị dứt điểm.

Một số biện pháp cải thiện tình trạng huyết áp thấp được khuyến cáo gồm:

– Ăn nhiều bữa trong ngày (từ 4-5 bữa)

– Ăn đầy đủ các loại thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm giàu chất đạm như thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa…

– Uống thêm cà phê, nước chè xanh đặc ăn với bánh quy hay 1 – 2 miếng bánh mỳ với bơ hoặc pho mát

– Hạn chế rượu, bia, các loại đồ uống có cồn khác

– Không ăn mướp đắng, lòng trắng trứng gà, nước cam, khoai lang tím, tảo biển, ớt, quả kiwi…để tránh hạ huyết áp.

Nếu đột nhiên bị hoa mắt, chóng mặt, choáng váng…, hãy cảnh giác với huyết áp thấp và đến các cơ sở y tế để kiểm tra kịp thời.

Đột quỵ huyết áp thấp có nguy hiểm không, cách phòng tránh

>>>>>Xem thêm: Những điều cần nhớ về bệnh mất ngủ

Tầm soát để phát hiện sớm huyết áp thấp và kiểm soát hiệu quả để phòng tránh đột quỵ.

6. Phòng ngừa nguy cơ đột quỵ do huyết áp thấp

Để phòng ngừa tai biến do huyết áp thấp, người bệnh cần thực hiện một số khuyến cáo sau:

– Không nên thức khuya, có thể vận động nhẹ trước khi ngủ

– Giữ ấm cơ thể khi ngủ

– Hạn chế ra ngoài khi trời đang nắng gắt

– Thay đổi tư thế từ từ, vận động từng bước một, không trèo cao

– Khi ngủ cần gối thấp

Đặc biệt, cần theo dõi huyết áp thường xuyên, nhất là người từ 50 tuổi trở lên.

Để phát hiện bệnh huyết áp thấp và dự phòng hiệu quả đột quỵ, cần tầm soát các yếu tố nguy cơ từ sớm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *