Có nhiều người hiện nay bị bệnh mất ngủ về đêm, điều này không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược, mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe. Tìm hiểu bài viết dưới đây để biết triệu chứng của bệnh mất ngủ vào ban đêm có thể do những nguyên nhân nào gây ra và cách khắc phục hiệu quả.
Bạn đang đọc: Triệu chứng của bệnh mất ngủ cảnh báo điều gì?
1. Mất ngủ về đêm: Triệu chứng nặng hay nhẹ tùy thể trạng từng người
Có nhiều người than phiền rằng mặc dù họ đi ngủ rất sớm nhưng nằm trằn trọc mãi không thể ngủ được. Họ thường chỉ ngủ khoảng vài tiếng mỗi đêm, dễ tỉnh giấc và gặp khó khăn khi trở lại giấc ngủ. Thậm chí có những người không thể ngủ được chút nào.
Đây đều là có thể là những biểu hiện của chứng mất ngủ. Có 2 loại mất ngủ là mất ngủ cấp tính và mất ngủ mạn tính.
– Mất ngủ cấp tính: Còn gọi là chứng khó ngủ tạm thời, tình trạng mất ngủ không quá 1 tháng. Dạng này chiếm khoảng 30-40% các trường hợp rối loạn giấc ngủ.
– Mất ngủ mạn tính: Hay còn gọi là mất ngủ lâu năm, mất ngủ kinh niên. Đây là tình trạng mất ngủ kéo dài trên 1 tháng.
Theo các chuyên gia thần kinh, mức độ mất ngủ tùy thể trạng của mỗi người, nhưng nhìn chung nếu mỗi đêm trung bình bạn ngủ dưới 4 tiếng (nếu là người cao tuổi) và dưới 6 tiếng (nếu là người trẻ tuổi) thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc chứng mất ngủ. Mất ngủ kéo dài gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe. Đặc biệt, những người mất ngủ cả đêm sẽ có nguy cơ mắc các bệnh lý về tăng huyết áp, tim mạch, đột quỵ, trầm cảm. Với người đang mắc các bệnh nền như tim mạch, bệnh thận, huyết áp cao,… nếu gặp thêm tình trạng mất ngủ sẽ làm bệnh tiến triển nặng hơn.
2. Triệu chứng của bệnh mất ngủ về đêm cảnh báo những vấn đề sức khỏe nào?
Một số bệnh lý gây ra chứng mất ngủ về đêm là:
2.1. Bệnh về tim mạch
Một số bệnh lý về tim mạch như hở van tim, rối loạn nhịp tim, suy tim,…khiến cơ thể mệt mỏi, khó thở gây nên triệu chứng khó ngủ hoặc mất ngủ.
2.2. Thiếu máu lên não – Một trong những vấn đề gây nên triệu chứng của bệnh mất ngủ
Thiếu máu lên não là một dạng bệnh lý liên quan đến thần kinh khiến máu không được cung cấp đủ cho não, gây chứng mất ngủ về đêm.
Thiếu máu não cục bộ đều có nguy cơ dẫn đến tai biến mạch máu não. Vì vậy khi có bất cứ biểu hiện như hoa mắt, mất ngủ, suy giảm trí nhớ, bạn nên đến thăm khám với bác sĩ để được đo lưu huyết não và có biện pháp điều trị bệnh hiệu quả.
2.3. Rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình khiến người bệnh chóng mặt, ù tai, giảm thị lực. Đây cũng là tác nhận quan trọng gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của nhiều người.
2.4. Trào ngược dạ dày – thực quản
Khi mắc chứng trào ngược dạ dày, người bệnh sẽ bị ợ hơi, ợ chua, buồn nôn. Những triệu chứng này gây khó chịu, dễ khiến bạn mất ngủ. Nếu thường xuyên bị trào ngược dạ dày bạn nên đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để được tư vấn điều trị, nhằm cải thiện các triệu chứng tiêu hóa, từ đó cải thiện tình trạng mất ngủ.
2.5. Hen suyễn gây triệu chứng của bệnh mất ngủ về đêm
Hen suyễn là căn bệnh liên quan đến hô hấp như viêm phổi, giãn phế quản. Việc lên cơn hen suyễn vào nửa đêm sẽ khiến người bệnh cảm thấy cực kỳ khó chịu, tức ngực, khó thở gây ra tình trạng mất ngủ về đêm.
Tìm hiểu thêm: Cách chữa đau đầu mất ngủ an toàn và hiệu quả
2.6. Huyết áp cao
Mỗi khi huyết áp tăng cao người bệnh thường có cảm giác khó thở, mệt mỏi, có thể ngất. Huyết áp tăng cao nếu không được kiểm soát kịp thời có thể gây đột quỵ. Tăng huyết áp cũng là một căn bệnh gây ra triệu chứng mất ngủ.
2.7. Bệnh ung thư
Tình trạng đau đớn về thể chất, lo lắng về tinh thần mà căn bệnh ung thư gây ra có thể là nguyên nhân của tình trạng mất ngủ. Những người bị bệnh ung thư thường chỉ ngủ được vài tiếng buổi đêm vì họ phải chịu những cơn đau dai dẳng.
3. Điều trị tình trạng mất ngủ liên quan đến các bệnh lý
Cách tốt nhất để điều trị bệnh mất ngủ là đi từ triệu chứng đến nguyên nhân gây mất ngủ.
3.1. Dùng thuốc để điều trị bệnh mất ngủ
Có thể điều trị chứng mất ngủ về đêm bằng một số loại thuốc như:
– Các loại thuốc thuộc nhóm benzodiazepin: Khi sử dụng các loại thuốc này chỉ cần có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
– Thuốc mới: Những loại thuốc không thuộc nhóm benzodiazepin đều là thuốc mới, không cần kê toa, một số loại phổ biến như Melatonin, Ramelteon,..
– Thuốc chống loạn thần: Các loại thuốc này cũng được đánh giá là có hiệu quả nhưng ít khi được dùng để điều trị bệnh mất ngủ.
Ngoài ra, bác sĩ có thể kê cho bệnh nhân một số loại thuốc điều trị tương ứng với các bệnh lý như thuốc lợi tiểu, thuốc chống loạn nhịp để điều trị bệnh tim mạch, thuốc chống viêm để điều trị viêm khớp,..
Cùng với đó, một số thảo dược có tác dụng điều trị mất ngủ như tim sen, lá vông,… Lưu ý, trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ có chuyên môn, kinh nghiệm, không nên tự ý điều trị. Tốt nhất nên đến khám tại chuyên khoa Nội thần kinh để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất.
>>>>>Xem thêm: Bật mí 5 cách cải thiện trí nhớ cho người hay quên
3.2. Điều trị chứng mất ngủ bằng liệu pháp tâm lý, lối sống
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, việc thay đổi lối sống cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện giấc ngủ.
Trước giờ đi ngủ, hãy giữ cho cơ thể ở trạng thái thư giãn nhất bằng cách nghe những bản nhạc nhẹ, như vậy bạn có thể chìm vào giấc ngủ. Nếu vẫn không ngủ được sau khoảng 10 – 15 phút nằm trên giường thì bạn có thể đi bộ nhẹ nhàng,…để cải thiện các triệu chứng mất ngủ.
Các yếu tố về không gian phòng ngủ cũng làm cho tâm trạng thoải mái hơn dễ dàng ngủ ngon hơn. Hãy đặt giường ngủ ở nơi thoáng mát, thường xuyên vệ sinh chăn mền để cảm thấy thư giãn.
Trên đây là các triệu chứng của bệnh mất ngủ mà bạn cần lưu tâm. Ngay khi xuất hiện triệu chứng này, bạn cần theo dõi và đi khám chuyên khoa Nội thần kinh sớm, tránh bệnh tăng nặng và dẫn đến biến chứng nguy hiểm.