Khi làm việc quá sức, bạn có thể gặp phải tình trạng đau đầu choáng váng mất ngủ. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài thì cần đặc biệt lưu ý. Vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm đang “ẩn nấp” bên trong cơ thể. Muốn biết đó là bệnh gì, mời bạn tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Đau đầu choáng váng mất ngủ là biểu hiện của bệnh gì?
1. Đau đầu, choáng váng, mất ngủ có mối quan hệ “lòng vòng”
Khi bị mất ngủ, người bệnh rất dễ gặp tình trạng đau đầu choáng váng do não bộ và các cơ quan không được nghỉ ngơi đầy đủ. Hay ngược lại, tình trạng đau đầu chóng mặt cũng khiến não bộ bị ức chế. Người bệnh cảm thấy khó chịu, không ngủ được, giấc ngủ chập chờn, dễ bị tỉnh.
Các triệu chứng này thường xuất hiện khi người bệnh làm việc quá sức. Hoặc cơ thể không có thời gian để nghỉ ngơi, nạp năng lượng. Tuy nhiên, nếu các biểu hiện này đồng loạt xuất hiện, với tần suất nhiều, diễn ra trong một thời gian dài thì người bệnh không nên chủ quan mà cần nhanh chóng đi khám ngay. Vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm đang “ẩn nấp” bên trong cơ thể. Chúng có thể đe dọa đến tính mạng và sức khỏe của người bệnh.
2. Đau đầu choáng váng mất ngủ là biểu hiện của bệnh gì?
2.1. Bệnh thiếu máu não
Một bộ não cần 25% lượng oxy trong hệ tuần hoàn, 20% lượng máu từ tim và 25% lượng đường trong máu để hoạt động bình thường. Vì thế nếu không được cung cấp đủ sẽ khiến cho não bộ bị trì trệ. Đồng thời gây ra các vấn đề như đau đầu choáng váng mất ngủ, tê bì chân tay, mất tập trung,…
Các triệu chứng này khá phổ biến ở người cao tuổi, người có thói quen sống kém lành mạnh, người có tiền sử cao huyết áp, tiểu đường, người có bệnh lý về xương khớp. Thiếu máu não có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh như suy giảm trí nhớ, thường xuyên choáng váng mất ngủ, đột quỵ thậm chí là tử vong. Vì thế nếu nhận thấy các dấu hiệu của thiếu máu não như đau đầu choáng váng mất ngủ thì nên đi gặp bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh để được điều trị và phòng tránh biến chứng đột quỵ não xảy ra.
2.2. Hạ đường huyết
Nếu đột ngột cảm thấy choáng váng, xây xẩm mặt mày thì có khả năng người bệnh đang có dấu hiệu của hạ đường huyết. Kèm theo là cảm giác đói, run rẩy, tim đập nhanh, da tái nhợt. Tình trạng khiến người bệnh dễ tỉnh giấc, khó ngủ kéo dài, gây mất ngủ về đêm.
Nguyên nhân gây hạ đường huyết là sự mất cân bằng giữa hormone insulin và glucagon. Tình trạng này thường xảy ra ở người đang điều trị tiểu đường hoặc các bệnh có insulin, nhịn ăn không hợp lý, tập thể dục trong tình trạng quá đói hay sử dụng quá nhiều bia rượu.
Tụt đường huyết xảy ra đột ngột, đặc biệt là khi làm việc quá sức. Nếu không được kiểm soát kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Ví dụ như ngất xỉu, co giật, chấn thương,…
2.3. Đau đầu choáng váng mất ngủ là dấu hiệu của bệnh đau nửa đầu (migraine)
Đau đầu choáng váng mất ngủ có thể là biểu hiện của bệnh đau nửa đầu migraine.
Người bệnh thường xuất hiện các cơn đau đột ngột kéo dài liên tục vài giờ, thậm chí là vài ngày. Các dấu hiệu của bệnh đau nửa đầu phổ biến là những cơn đau xuất hiện khiến người bệnh choáng váng, nhạy cảm với tiếng ồn, ánh sáng, buồn nôn, thị lực giảm, mắt nhòe đi. Các triệu chứng này diễn ra đồng thời kéo theo tình trạng mất ngủ do cơn đau làm kích thích thần kinh.
Hiện nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây đau nửa đầu. Nhưng theo các chuyên gia, tổn thương mạch máu do xơ vữa động mạch là một yếu tố chủ yếu làm xuất hiện cơn đau nửa đầu. Những theo các nghiên cứu cho thấy 60% nguyên nhân gây ra đau nửa đầu là di truyền. Bên cạnh đó, các yếu tố như thay đổi nội tiết, căng thẳng, lo âu, sử dụng chất kích thích. Hay do ăn nhiều bột ngọt cũng gây nên bệnh đau nửa đầu.
Nhồi máu não, co giật, các bệnh lý mãn tính là biến chứng nguy hiểm của bệnh đau nửa đầu. Vì thế, không chủ quan khi có dấu hiệu đau nửa đầu, cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Tìm hiểu thêm: Đừng bỏ qua triệu chứng tai biến thoáng qua
2.4. Rối loạn tiền đình dẫn đến đau đầu choáng váng mất ngủ
Rối loạn tiền đình là hiện tượng dẫn truyền và tiếp nhận thông tin của cơ quan tiền đình bị rối loạn, tắc nghẽn. Từ đó dẫn đến mắt thăng bằng, choáng váng, ù tai, buồn nôn. Khi các triệu chứng này xuất hiện các nhiều sẽ kéo theo tình trạng mất ngủ kéo dài.
Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình là dây thần kinh số 8 hoặc động mạch. Đây là bộ phận đảm nhận việc nuôi dưỡng não. Ngoài ra, các bất thường tại tai, trong não cũng có thể gây rối loạn tiền đình.
Rối loạn tiền đình phổ biến ở người lớn tuổi, phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh. Bệnh gây ra nhiều biến chứng, ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe tinh thần của người bệnh. Vì thế cần cải thiện càng sớm, càng tốt.
2.5. U màng não
Đau đầu là triệu chứng khi bệnh u màng não. U màng não phát triển khá chậm. Khi khối u to chèn ép nhiều, các triệu chứng sẽ biểu lộ rõ và rầm rộ hơn. Người bệnh có thể bị đau đầu âm ỉ, giật từng cơn dưới da, đau đầu tăng về đêm. Ngoài ra còn một số triệu chứng đi kèm như buồn nôn, giảm trí nhớ, …
2.6. Các bệnh lý về tim mạch
Đau đầu choáng váng mất ngủ có thể là dấu hiệu của các vấn đề về tim mạch. Chính vì thế, tuyệt đối không được chủ quan. Khi tim có vấn đề sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển máu và oxy đi nuôi não và các cơ quan trong cơ thể dẫn đến các cơ quan này bị trệ. Do đó, gây ra chóng mặt, đau tức ngực về đêm làm người bệnh không thể ngủ ngon.
Mức độ nguy hiểm của bệnh tim mạch ai cũng biết. Bệnh có thể gây đột quỵ não, tử vong bất cứ lúc nào vì chúng liên quan trực tiếp đến sự sống của các cơ quan trong cơ thể.
3. Đau đầu choáng váng mất ngủ khi nào cần gặp bác sĩ?
Nhiều người chủ quan, cho rằng các triệu chứng này chỉ do làm việc quá sức và không có gì nghiêm trọng nên thường không đi khám. Tuy nhiên, không nên coi thường các triệu chứng bất thường của sức khỏe, dù là nhỏ nhất.
Người bệnh cần đi gặp bác sĩ ngay nếu tần suất các triệu chứng diễn ra liên tục. Khi mức độ đau đầu ngày càng tăng và kèm theo là dấu hiệu bất thường như buồn nôn, mệt mỏi,… Đặc biệt là những người có bệnh lý nền như tiểu đường, tim mạch, thần kinh thì càng phải lưu tâm đến các triệu chứng này hơn.
Đau đầu choáng váng mất ngủ đều cho thấy sức khỏe đang không ổn định. Bạn cần đi khám sớm để được chẩn đoán đúng, điều trị càng sớm càng tốt. Điều này tăng khả năng loại bỏ bệnh và phòng ngừa được biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
>>>>>Xem thêm: Bệnh Alzheimer có chữa khỏi không?
Đau đầu choáng váng mất ngủ có thể là những dấu hiệu quan trọng cảnh báo cơ thể bất ổn. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ là mối nguy hại đến sức khỏe người bệnh. Ngay khi nhận thấy các triệu chứng này, người bệnh nên đến các cơ sở y tế. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.