Khó ngủ kéo dài khiến người bệnh luôn ở trong trạng thái mệt mỏi, khó tập trung, dễ nổi nóng. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho công việc của người bệnh. Vậy khắc phục khó ngủ sao cho hiệu quả? Áp dụng những phương pháp nào? Là những câu hỏi được nhiều người đặt ra. Bài viết dưới sẽ phân tích cụ thể từng phương pháp để bạn chủ động hơn trong việc điều trị.
Bạn đang đọc: Những phương pháp khắc phục khó ngủ hiệu quả
1. Mất ngủ, khó ngủ về đêm là bệnh lý gì?
Thông thường mỗi người sẽ có từ 7-8 tiếng/ngày dành cho việc ngủ (đảm bảo giấc ngủ sâu). Sau đó khi tỉnh dậy cảm thấy được khỏe khoắn và tỉnh táo hơn. Thời gian ngủ là thời gian để cơ thể được nghỉ ngơi và tái tạo lại năng lượng.
Tình trạng mất ngủ, khó ngủ là khi bạn cảm thấy khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ, ngủ chập chờn, thức dậy quá sớm, hay bị giật mình. Đặc biệt sau khi thức dậy cơ thể bạn cảm thấy không được khỏe. Chứng mất ngủ được phân ra làm hai dạng: Mất ngủ cấp tính và mất ngủ mãn tính.
– Mất ngủ cấp tính: thời gian kéo dài từ 5-7 ngày (dưới 1 tháng).
– Mất ngủ mãn tính: là khi mất ngủ cấp tính không được điều trị kịp thời và bị kéo dài. Tình trạng này thường kéo dài trên 1 tháng.
Những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này theo nghiên cứu là:
– Áp lực, sự căng thẳng dồn nén kéo dài: khi các vấn đề về tâm lý tác như công việc, học tập, người thân mất,… tác động trực tiếp gây ra rối loạn giấc ngủ.
– Thói quen về ăn uống và sinh hoạt (ăn uống không điều độ, thức khuya, lạm dụng điện thoại,…).
– Từ các bệnh lý như: hen suyễn, huyết áp, dị ứng, trào ngược dạ dày, ung thư, tiểu đường,…
– Tuổi tác.
– Ít vận động.
2. Điều trị mất ngủ, khó ngủ bằng thuốc Tây
Các loại thuốc được sử dụng để điều trị mất ngủ, khó ngủ thường có tác dụng giúp an thần, thư giãn và giải tỏa bớt căng thẳng.
– Thuốc bình thần như: Bromazepam, Diazepam, Rotunda, Clonazepam,… (dùng với trường hợp bệnh nhẹ).
– Thuốc kháng Histamin: Promethazine, Dimedrol, Clorpheniramin,… (thuốc có tác dụng gây ngủ khá mạnh).
– Thuốc an thần: Olanzapine, Quetiapine, Amisulpride,… (chỉ định trong trường hợp mất ngủ do chán an, tâm lý, trầm cảm,…).
– Thuốc chống trầm cảm: Clomipramine, Mirtazapine,… (có tác dụng sau 3-4 tuần dùng).
Lưu ý: những loại thuốc trên chủ yếu mang tính chất tham khảo và chỉ sử dụng theo hướng dẫn, kê đơn của bác sĩ. Không nên tự ý sử dụng để tránh gây ra các sự cố không mong muốn.
3. Điều trị khó ngủ không dùng thuốc
Ngoài sử dụng thuốc người bệnh có thể kết hợp với việc thay đổi lối sống, hình thành thói quen lành mạnh, hay sử dụng các bài thuốc dân gian,…
3.1. Khắc phục khó ngủ bằng việc thư giãn và luyện tập Yoga
Các trường hợp bị mất ngủ, khó ngủ do căng thẳng có thể cải thiện bằng cách thư giãn: nghe nhạc, đọc sách, chia sẻ với người thân bạn bè, đi du lịch,… Từ đó có thể cải thiện tình trạng mất ngủ.
Tìm hiểu thêm: Đau nửa đầu cảnh báo bệnh gì?cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm
Bên cạnh việc thư giãn về tư tưởng, người bệnh cũng nên thư giãn cơ thể qua các bài tập Yoga. Có đến 85% người tham gia luyện tập yoga có thể giải tỏa căng thẳng và ngủ ngon hơn. Một số bài Yoga được áp dụng như:
– Tư thế đưa chân lên giường.
– Tư thế xác chết.
– Tư thế em bé.
– Tư thế con mèo.
– Tư thế ngồi gấp về trước.
3.2. Châm cứu và bấm huyệt
Một số phương pháp y học cổ truyền có thể áp dụng để cải thiện việc mất ngủ khó ngủ là châm cứu và bấm huyệt.
– Châm cứu: là phương pháp giúp cải thiện tình trạng nhức mỏi cơ thể và xua tan căng thẳng. Tùy theo từng nguyên nhân dẫn tới mất ngủ mà bác sĩ sẽ có phác đồ riêng.
– Bấm huyệt: đây là phương pháp giúp đả thông kinh. Cách này giúp kích thích các huyệt đạo tương ứng với sức khỏe. Bấm huyệt không những cải thiện sức khỏe tinh thần mà còn giải tỏa mệt mỏi và cho người bệnh một giấc ngủ ngon.
3.3. Khắc phục khó ngủ bằng các bài thuốc dân gian
Những bài thuốc dân gian thường dễ tìm kiếm và tiết kiệm thời gian, chi phí.
– Sử dụng mật ong: trong mật ong chứa rất nhiều khoáng chất và vitamin có lợi cho sức khỏe. Theo các phân tích cho thấy axit amin tryptophan có trong mật ong khi vào não sẽ chuyển thành serotonin – hoạt chất kích thích sản sinh ra melanin (gây buồn ngủ, cải thiện mất ngủ). Bạn có thể hòa mật ong với nước ấm và sử dụng trước khi ngủ khoảng 1 tiếng.
– Quả la hán: tương tự mật ong thì la hán chứa nhiều glucose giúp ổn định đường huyết, bồi bổ cơ thể và phục hồi sức khỏe. Ngoài ra la hán còn có tác dụng giải tỏa căng thẳng thanh nhiệt. La hán thái lát và hãm với nước sôi tư 5-7 phút và sử dụng hàng ngày.
– Trà tâm sen: được biết đến là bài thuốc chữa mất ngủ quen thuộc. Các hoạt chất có trong tâm sen như: alkaloid, flavonoid và axit amin làm thư giãn tinh thần và giảm căng thẳng. Tâm sen khi đã được phơi khô và sao vàng dùng hãm trà uống từ 2-3 lần/ngày.
>>>>>Xem thêm: Những nguyên nhân gây đau thần kinh tọa
– Hoa tam thất: nụ hoa tam thất có tác dụng tương tự như một loại thuốc tự nhiên dưỡng tâm và an thần. Nụ hoa cho vào ấm trà hãm với nước nóng, uống từ 2-3 lần/ngày.
3.4. Cải thiện từ giờ giấc sinh hoạt và chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống cũng có tác động rất lớn tới đến thời gian và chất lượng giấc ngủ. Để khắc phục được tình trạng này người bệnh cần thay đổi từ chế độ ăn uống hàng ngày cho khoa học và lành mạnh. Một số thực phẩm hỗ trợ chữa mất ngủ, khó ngủ bạn có thể biết như:
– Sữa chua: chứa nhiều axit tryptophan sẽ được chuyển hóa thành chất dẫn truyền thần kinh serotonin và melatonin giúp duy trì giấc ngủ tự nhiên.
– Cá: vì trong cá có hàm lượng protein vô cùng cao và tốt cho não.
– Chuối: tương tự với sữa chua chuối cũng có nhiều tryptophan, ngoài ra còn giàu magie và kali.
– Cải bó xôi: cung cấp một lượng kali lớn để cải thiện giấc ngủ.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế các loại thực phẩm cay nóng và nhiều dầu mỡ như chiên, rán.
Trên đây là các phương pháp khắc phục khó ngủ và một vài lưu ý bạn có thể tham khảo. Để đạt được hiệu quả cao trong điều trị người bệnh cũng cần chủ động hơn trong việc theo dõi sức khỏe bản thân. Có thể đến các cơ sở y tế tin cậy để được bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể. Bên cạnh đó cũng cần thay đổi một số thói quen thường ngày không tốt cho giấc ngủ và luôn giữ một tinh thần thoải mái vui vẻ.