Nguyên nhân của bệnh khó ngủ ở thanh niên, liệu bạn đã biết?

Mặc dù mới ở ngưỡng 20-30 tuổi nhưng nhiều thanh niên đã gặp phải chứng mất ngủ kéo dài. Đi tìm nguyên nhân gây bệnh khó ngủ ở thanh niên là điều khiến nhiều người quan tâm. Theo các chuyên gia, bệnh lý này đối với người trẻ sẽ không quá nghiêm trọng và có thể cải thiện được. Để khắc phục, trước tiên cần hiểu rõ nguyên nhân và triệu chứng của bệnh. Cùng tìm hiểu về căn bệnh này qua bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Nguyên nhân của bệnh khó ngủ ở thanh niên, liệu bạn đã biết?

1. Những dấu hiệu để nhận biết bệnh lý

Mất ngủ là bệnh lý xảy ra khá phổ biến ở người trung niên và lớn tuổi. Tuy nhiên thực tế hiện nay cho thấy tình trạng này có thể xảy ra và tiến triển ở cả người trẻ. Những biểu hiện của bệnh mất ngủ khá đa dạng và ít khi đồng nhất. Các dấu hiệu có thể xuất hiện phụ thuộc vào thể trạng và chế độ sinh hoạt của từng người.

Nguyên nhân của bệnh khó ngủ ở thanh niên, liệu bạn đã biết?

Tình trạng mất ngủ, khó ngủ ở người trẻ ngày càng có xu hướng tăng cao

Bệnh mất ngủ được xác định khi bạn thường xuyên ngủ chập chờn hay khó ngủ, thức giấc bất chợt vào đêm và khó ngủ lại. Tình trạng xuất hiện khoảng 3 lần/tuần và kéo dài liên tục trong 3 tháng.

Mất ngủ ở thanh niên nhận biết thông qua một số biểu hiện cơ bản như:

– Trằn trọc khó ngủ về đêm

– Ngủ mê man chập chờn, ngủ muộn và dậy sớm.

– Thường xuyên dậy giữa đêm và ngủ hay mơ.

– Luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải sau khi thức dậy.

– Có cảm giác mệt mỏi rất muốn ngủ nhưng không ngủ được.

– Cơ thể xanh xao, suy nhược và thiếu sức sống.

2. Các nguyên nhân dẫn đến mất ngủ

Rối loạn giấc ngủ là hệ quả của việc hệ thần kinh bị tác động và kích thích quá đà. Người ở độ trung niên và cao tuổi bị mất ngủ chủ yếu do kích thích tâm lý quá mức. Ngoài ra còn một số lý do như: thiếu máu lên não và ảnh hưởng của các bệnh tuổi già: tiểu đường, huyết áp,…

Tuy nhiên, đối với lứa tuổi trẻ thì các áp lực về học tập – việc và các thói quen về sinh hoạt cũng có thể dẫn tới rối loạn giấc ngủ. Những nguyên nhân cụ thể có thể kể tới như:

2.1. Bệnh khó ngủ ở thanh niên do thói quen sinh hoạt không lành mạnh

Theo kết quả thống kê cho biết, người trẻ thường duy trì thói quen và lối sống ít lành mạnh. Các thói quen và tật xấu như: hút thuốc; uống rượu bia, cafe; sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều gần giờ đi ngủ; thường xuyên thức khuya;… Những điều này làm cho não bộ hay bị kích thích và căng thẳng. Ngoài ra nó còn khiến cho thời gian và chất lượng giấc ngủ bị giảm.

Tìm hiểu thêm: Mẹ bầu bị đau đầu kéo dài phải làm sao?

Nguyên nhân của bệnh khó ngủ ở thanh niên, liệu bạn đã biết?

Thói quen lạm dụng bị di động thường xuyên ở người trẻ

Khi duy trì liên tục các thói quen không tốt kể trên khiến cho quá trình sản sinh hormone melatonin (hormone tạo cảm giác buồn ngủ) bị gián đoạn và dần gây ra mất ngủ mãn tính.

Ngoài việc gây ra mất ngủ, các thói quen thiếu khoa học này còn gây nhiều nguy hại đến sức khỏe của người bệnh. Trong đó ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa là một tác hại điển hình.

2.2. Thói quen ăn uống không hợp lý

Thanh niên hiện nay thường lạm dụng rượu bia, ăn đêm liên tục, ăn quá no, ăn quá nhiều đồ ăn nhanh đồ ăn dầu mỡ, đồ ăn chế biến nhiều gia vị,… Những thói quen này không chỉ tạo áp lực cho hệ tiêu hóa mà nó còn làm tăng khả năng bị mất ngủ, khó ngủ về đêm.

Theo các chuyên gia, việc liên tục duy trì thói quen xấu trong ăn uống sẽ khiến cho các cơ quan tiêu hóa phải hoạt động hết công suất vào đêm. Chính điều này khiến cho bản thân họ bị rơi vào trạng thái trằn trọc, khó ngủ, ngủ không sâu giấc.

Bên cạnh đó việc ăn uống thiếu khoa học còn khiến bạn nhanh bị trào ngược dạ dày và các bệnh lý khác về dạ dày. Những bệnh lý này lại là một trong những yếu tố gây ra khó ngủ về đêm.

2.3. Căng thẳng áp lực gây ra bệnh khó ngủ ở thanh niên

Tình trạng căng thẳng, áp lực từ học tập – công việc được biết tới là nguyên nhân phổ biến làm tăng nguy cơ mất ngủ ở người trẻ. Làm việc và học tập thường xuyên quá 8 tiếng/ngày sẽ khiến não bộ phải hoạt động hết công suất liên tục. Từ đó dẫn tới trạng thái hưng phấn, căng thẳng và khó có cảm giác muốn ngủ.

Không những vậy căng thẳng thần kính sẽ kích thích quá trình sản sinh ra các gốc tự do của cơ thể. Khi được sản sinh ra, những gốc tự do này sẽ tấn công vào các cơ quan trên cơ thể và mạch máu. Từ đó làm giảm đi đáng kể lưu lượng máu đi lên não gây ra choáng váng, khó ngủ, đau đầu, suy giảm trí nhớ và giảm hiệu suất công việc.

2.4. Ảnh hưởng từ các bệnh lý

Ngoài những nguyên nhân trên, mất ngủ ở thanh niên cũng có thể xuất hiện do sự tác động của các bệnh lý như:

– Bệnh dị ứng cơ thể.

– Trầm cảm.

– Rối loạn về nội tiết tố (hay gặp ở phụ nữ).

– Các bệnh lý về tiêu hóa: ruột kích thích, viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản,…

2.5. Một vài nguyên do khác

Ngoài ra các nguyên nhân dưới đây cũng có khả năng làm phát sinh mất ngủ ở người trẻ như:

– Thay đổi múi giờ thường xuyên.

– Ngủ quá nhiều vào giờ ngủ trưa hay ban ngày.

– Phụ nữ đang ở trong thời kỳ nuôi con nhỏ.

– Phòng ngủ bị tác động bởi tiếng ồn, ánh sáng quá mạnh.

3. Ảnh hưởng nguy hiểm của chứng mất ngủ

Giấc ngủ đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với hệ thần kinh và sức khỏe con người. Việc ngủ sâu, ngủ đủ giấc giúp bạn hồi phục lại sức khỏe sau một ngày làm việc mệt mỏi. Ngoài ra trong quá trình ngủ, việc đào thải độc tố sẽ từ từ được diễn ra trong cơ thể. Bên cạnh đó sẽ kích thích những phản ứng sinh hóa giúp phục hồi và tái tạo lại các tế bào bị hư tổn.

Khi mất ngủ kéo dài và không được chú ý sẽ làm cơ thể dần bị suy nhược và ảnh hưởng đến công việc. Bệnh mất ngủ sẽ khiến người trẻ phải đối diện với một số hệ lụy nghiêm trọng như:

– Suy giảm trí nhớ.

– Gây ra thừa cân béo phì.

– Gây suy giảm với hệ miễn dịch.

– Tăng nguy cơ mắc bệnh về thần kinh và bệnh lý tim mạch.

– Khiến tâm trạng luôn bất ổn, dễ cáu gắt, trầm cảm.

Nguyên nhân của bệnh khó ngủ ở thanh niên, liệu bạn đã biết?

>>>>>Xem thêm: Bệnh mất ngủ kéo dài: Nguyên nhân, chẩn đoán

Mất tập trung trong công việc – tác hại của mất ngủ kéo dài

Theo các kết quả nghiên cứu, mất ngủ ở thanh niên rất dễ tác động đến tâm lý và ảnh hưởng sức khỏe, chất lượng cuộc sống. Vì vậy nếu thường xuyên không ngủ ngon và chất lượng giấc ngủ kém thì bạn nên đến các cơ sở ý tế để được tư vấn và điều trị sớm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *