Các nguyên nhân gây khó ngủ, ngủ không sâu giấc

Khó ngủ, ngủ không sâu giấc là tình trạng nhiều người đang gặp phải. Nếu kéo dài sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý và sức khỏe của người bệnh, đặc biệt là với những trường hợp liên quan bệnh lý.

Bạn đang đọc: Các nguyên nhân gây khó ngủ, ngủ không sâu giấc

1. Các biểu hiện của chứng khó ngủ, ngủ không sâu giấc

– Không cảm thấy buồn ngủ

– Sau khi lên giường thường mất 30 phút – 1 tiếng mới có thể bắt đầu đi vào giấc ngủ

– Ngủ chập chờn, ngủ không liền mạch, không sâu giấc

– Tỉnh giấc nhiều lần, khó ngủ lại

Sở dĩ có tình trạng này là do rối loạn trong các giai đoạn ngủ. Bình thường giấc ngủ của chúng ta gồm nhiều giai đoạn khác nhau, trong đó có giai đoạn ngủ sâu. Nếu giai đoạn này bị gián đoạn, người bệnh sẽ rơi vào trạng thái ngủ chập chờn, mơ hồ, thường xuyên mơ và dễ giật mình tỉnh giấc trong đêm. 

Tình trạng khó ngủ tạm thời thường ít gây ảnh hưởng nhưng nếu kéo dài có thể khiến người bệnh gặp nhiều vấn đề như: dễ mệt mỏi khi thức dậy, khó tỉnh táo, tập trung vào ban ngày, bất ổn về cảm xúc. Những điều này tác động tiêu cực đến công việc và cuộc sống của người bệnh. Ngoài ra tình trạng này còn có thể gây những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như làm tăng nguy cơ tim mạch, ung thư, đột quỵ,…

Các nguyên nhân gây khó ngủ, ngủ không sâu giấc

Rất nhiều người gặp phải tình trạng khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu, dẫn đến mệt mỏi vào hôm sau.

2. Nguyên nhân gây khó ngủ, giấc ngủ không trọn vẹn

Có một số nguyên nhân gây khó ngủ, ngủ không sâu như:

2.1 Tuổi cao

Người lớn tuổi thường dễ bị mất ngủ do họ đã có nhiều thời gian nghỉ ngơi vào ban ngày hơn so với người bình thường. 

2.2 Các vấn đề sức khỏe có thể gây khó ngủ, ngủ không sâu giấc

Một số rối loạn giấc ngủ, đặc biệt là chứng ngưng thở khi ngủ hoặc hội chứng chân không nghỉ sẽ gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, gây gián đoạn khiến bạn ngủ không sâu giấc. Cụ thể, những người mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ rất hay ngáy, khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu,… Đây cũng là một hội chứng nguy hiểm vì nó xuất phát từ nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Ngoài ra các bệnh trầm cảm, tim mạch, thần kinh hoặc các vấn đề nội tiết tố, tiểu đêm… cũng là yếu tố gây gián đoạn giấc ngủ. Tiêu biểu như:

– Bệnh trầm cảm: Những người bị trầm cảm thường có nhịp thức ngủ thất thường. Đồng hồ sinh học bị xáo trộn, vì thế người bệnh không thể ngủ không sâu giấc trong thời gian dài.

– Rối loạn tiền đình: Một trong những triệu chứng ban đầu của bệnh rối loạn tiền đình là hay thức giấc khi ngủ, mất ngủ, mệt mỏi, khi tỉnh giấc,…

– Thiểu năng tuần hoàn não: Ở những người bệnh này, khả năng cung cấp oxy, chất dinh dưỡng nuôi não và lượng máu lên não suy giảm. Các tế bào thần kinh não bị thiếu năng lượng hoạt động gây ảnh hưởng đến các hoạt động chức năng của não, khiến việc điều khiển giấc ngủ cũng gặp bất ổn. 

2.3 Thuốc

Một số loại thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh có thể gây khó ngủ, khiến bạn ngủ không được sâu. Ngoài ra, một số loại thuốc được chỉ định uống vào ban đêm. Việc thức dậy để uống thuốc cũng là một trong những nguyên nhân gây gián đoạn giấc ngủ.

2.4 Rối loạn đồng hồ sinh học

Điều này thường xảy ra ở những người đi du lịch xa, phải làm việc ca đêm. Sự thay đổi múi giờ sẽ khiến đồng hồ sinh học bị rối loạn. Từ đó khiến người bệnh ngủ không sâu giấc.

Tìm hiểu thêm: “Điểm danh” các nguyên nhân mất ngủ và cách khắc phục 

Các nguyên nhân gây khó ngủ, ngủ không sâu giấc

Thay đổi múi giờ, thức quá khuya dễ làm thay đổi nhịp thức – ngủ, gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

2.5 Lối sống thiếu lành mạnh – Một nguyên nhân quan trọng gây khó ngủ, ngủ không sâu giấc

Giấc ngủ không được xuyên suốt có thể là hậu quả của những thói quen xấu trong ngày hoặc trước khi ngủ như:

– Tiêu thụ quá nhiều rượu, caffein và các chất kích thích

– Dùng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng quá khuya

– Ăn vặt trước khi ngủ

– Lo lắng, mệt mỏi, căng thẳng quá mức

2.6 Không gian phòng ngủ

Phòng ngủ nhiều ánh sáng, ồn ào, nóng nực, người ngủ cùng nghiến răng hoặc ngáy to,… là những điều kiện bất lợi cho giấc ngủ, khiến bạn ngủ không được ngon giấc.

2.7 Thay đổi nội tiết tố

Tình trạng mất ngủ do thay đổi nội tiết thường gặp ở phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai hoặc giai đoạn tiền mãn kinh. Sự rối loạn hormone estrogen và progesterone trong giai đoạn này có thể gây ra hàng loạt các vấn đề sức khỏe.  Điển hình là đau khớp, căng thẳng, lo lắng, bốc hỏa,… Điều này làm tăng nặng tình trạng khó ngủ, ngủ chập chờn không sâu.

Ngoài ra, những người đang nuôi con nhỏ hoặc những ai đang chăm sóc người bệnh cũng thường không có giấc ngủ trọn vẹn do phải thức dậy giữa đêm. 

3. Cách khắc phục tình trạng khó ngủ, ngủ không ngon

Muốn tìm ra giải pháp chấm dứt tình trạng khó ngủ, gián đoạn giấc ngủ thì trước hết cần phải biết được căn nguyên gây ra hiện tượng này. Khi bạn gặp phải tình trạng khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc kéo dài, bạn cần phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh để thực hiện một số kiểm tra. Đây là việc làm cần thiết để tìm ra nguyên nhân và giải pháp điều tri hiệu quả các rối loạn giấc ngủ.

Thông thường, với mất ngủ nguyên nhân bệnh lý thì giải pháp khắc phục tốt nhất là chữa khỏi hoặc kiểm soát hiệu quả các bệnh lý đang có. 

Với những trường hợp ngủ không sâu giấc do khách quan, bạn có thể áp dụng một số phương pháp cải thiện sau:

– Ngủ và thức dậy đúng giờ mỗi ngày.

– Tắt mọi nguồn sáng để phòng ngủ tối nhất có thể.

– Đảm bảo giường, đệm, chăn, gối sạch để tăng chất lượng giấc ngủ.

– Không dùng caffeine nhiều vào ban ngày và vào buổi tối trước khi ngủ.

– Không nên ăn nhiều đồ ăn, đồ ăn khó tiêu, vận động mạnh vào buổi tối.

– Loại bỏ mọi lo âu, căng thẳng trước khi ngủ.

– Không làm việc quá khuya, giảm thời gian làm việc vào cuối ngày.

Các nguyên nhân gây khó ngủ, ngủ không sâu giấc

>>>>>Xem thêm: Đau dây thần kinh tọa – nguyên nhân, triệu chứng

Thăm khám với chuyên gia Nội thần kinh giúp tìm ra nguyên nhân gây khó ngủ, mất ngủ và biện pháp khắc phục phù hợp.

Như vậy có thể thấy nguyên nhân gây khó ngủ, ngủ không sâu giấc rất đa dạng. Cảnh giác trước những thay đổi bất thường trong khi ngủ và chủ động thăm khám sớm là cách tốt nhất giúp bạn tìm ra nguyên nhân và các điều trị phù hợp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *