TOP 10 thực phẩm chống đột quỵ hiệu quả

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng đối với việc phòng ngừa và cải thiện căn bệnh đột quy. Cùng tìm hiểu và ghi nhớ các thực phẩm chống đột quỵ trong bài viết sau đây.

Bạn đang đọc: TOP 10 thực phẩm chống đột quỵ hiệu quả

1. Nguy cơ đột quỵ do tiêu thụ các thực phẩm không lành mạnh 

Đột quỵ là một trong những biến cố nguy hiểm gây tử vong hàng đầu trên thế giới, đặc trưng bởi sự ngừng cung cấp máu đột ngột cho các tế bào não. Điều này khiến não bị tổn thương, thậm chí chết đi, từ đó gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể. 

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ, trong đó thói quen ăn uống có vai trò quan trọng. Việc nạp nhiều thực phẩm giàu chất béo, đường có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh xơ vữa động mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp,… Đây đều có thể là khởi đầu cho những trường hợp đột quỵ.

TOP 10 thực phẩm chống đột quỵ hiệu quả

Tiêu thụ các thực phẩm thiếu lành mạnh nhiều đường, nhiều dầu mỡ có thể làm gia tăng nguy cơ đột quỵ

2. Các thực phẩm chống đột quỵ hiệu quả 

2.1 Các loại rau xanh

Các loại rau xanh là thực phẩm nên ưu tiên trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Bởi rau xanh ít chất béo và calo nhưng lại giàu chất xơ, vitamin A, vitamin C, kai, folate,…

Đặc biệt các loại rau màu xanh đậm có thể giúp kiểm soát cân nặng, ổn định huyết áp, từ đó hạn chế nguy cơ đột quỵ. Một số loại rau xanh tiêu biểu giúp chống đột quỵ gồm cải xoăn, rau muống, rau bina,….

2.2 Khoai lang

Khoai lang có chứa hàm lượng chất xơ và hợp chất chống oxy hóa cao. Loại thực phẩm này giúp hỗ trợ giảm cân, giảm hình thành cholesterol xấu trong lòng mạch, từ đó có tác dụng tốt trong việc ngăn ngừa đột quỵ.

2.3 Các loại các béo – Thực phẩm chống đột quỵ hiệu quả

Hàm lượng axit béo omega-3 dồi dào trong cá hồi có tác dụng kiểm soát huyết áp và giảm cholesterol xấu. Ăn cá hồi thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ. Bên cạnh, đó một số loại cá béo lành tính khác cũng góp phần bảo vệ hệ tim mạch, não bộ như cá trích, cá ngừ, cá thu,…

Tìm hiểu thêm: Biến chứng động kinh và các rối loạn tâm thần có liên quan

TOP 10 thực phẩm chống đột quỵ hiệu quả

Cá hồi rất tốt cho việc giảm cholesterol xấu, giàu chất chống oxy hóa nên có tác dụng tốt trong việc phòng ngừa đột quỵ.

2.4 Các loại đậu

Các loại đậu, chẳng hạn như đậu đen, đậu Hà Lan,… là nguồn cung cấp protein và chất xơ vô cùng dồi dào, đồng thời chứa hàm lượng chất béo cực thấp. Vì vậy, thực phẩm này giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, kiểm soát đột quỵ.

2.5 Các loại hạt

Các loại hạt như hạnh nhân, hạt điều, hạt bí ngô,… đều có công dụng tốt trong việc phòng ngừa đột quỵ. Bởi chúng chứa hàm lượng protein, magie, kali và chất béo không bão hòa đa cao, chất chống oxy hóa và chất xơ. Ăn các loại hạt sẽ giúp cân bằng lượng đường trong máu, giảm viêm, từ đó hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư và đột quỵ.

2.6 Đậu nành

Đậu nành là nguồn cung cấp đạm thực vật quan trọng trong khẩu phần ăn hàng này. Loại thực phẩm này có khả năng giảm lượng cholesterol xấu và tăng lượng cholesterol xấu trong máu, qua đó cải thiện tình trạng rối loạn mỡ máu. 

Các nghiên cứu chứng minh sử dụng mỗi ngày 40g đậu nành hoặc các chế phẩm trong vòng ít nhất 1 tháng có thể giúp giảm đến 93% lượng cholesterol.

Bên cạnh đó, isoflavones có trong đậu nành còn ức chế sự tăng trưởng của các mảng bám trên thành động mạch, từ đó ngăn hiệu quả chứng xơ vữa động mạch – yếu tố nguy cơ quan trọng dẫn đến đột quỵ và nhồi máu cơ tim.

2.7 Đậu tương lên men

Loại thực phẩm này có chứa acid amin, enzyme nattokinase, vitamin K2 – các chất giúp kéo dài tuổi thọ. Đặc biệt hoạt chất nattokinase có khả năng ngăn sự hình thành cục máu đông, từ đó phòng chống đột quỵ hiệu quả.

2.8 Cà chua

Cà chua được chứng minh là có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Bởi Lycopene có trong cà chua có tác dụng bảo vệ các tế bào não khỏi sự tổn thương do oxy hóa. Ngoài ta, cà chua cũng giúp giảm huyết áp đối với những người thường xuyên bị huyết áp cao – nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đột quỵ. 

2.9 Các loại quả là nhóm thực phẩm chống đột quỵ rất tốt

Một số loại quả có tác dụng rất tốt trong việc phòng chống đột quỵ, có thể kể đến như:

– Bưởi: Bưởi là loại giàu hoạt chất chống oxy hóa naringin. Chất này có khả năng loại bỏ mỡ dư thừa trong cơ thể, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ. 

– Chuối: Chuối xanh có khả năng cải thiện độ nhạy của insulin, nhờ đó duy trì đường huyết ở mức ổn định. Loại quả này cũng giúp giảm huyết áp, hỗ trợ lưu thông máu, phòng ngừa đột quỵ.

– Táo: Pectin là một loại chất xơ hòa tan dồi dào trong quả táo. Chất này giúp làm giảm mức cholesterol, hạn chế tích tụ mảng bám trong mạch máu, tăng cường lưu thông máu và oxy. Ăn táo thường xuyên không chỉ giúp ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ mà còn tăng tỷ lệ phục hồi của người bệnh sau đột quỵ.

– Chanh: Chanh có tính kháng viêm, sát khuẩn cao. Đặc biệt lượng vitamin C trong loại quả này giúp tăng cường sức đề kháng, hạ mỡ máu, có tác dụng phòng tránh đột quỵ.

TOP 10 thực phẩm chống đột quỵ hiệu quả

>>>>>Xem thêm: Rối loạn tiền đình thiếu máu não gây hoa mắt chóng mặt

Bưởi, táo, chuối,… là những thực phẩm phòng chống đột quỵ hiệu quả, nên bổ sung trong thực đơn hàng ngày bằng các cách thức khác nhau.

2.10 Tỏi

Tỏi là gia vị quen thuộc được sử dụng trong chế biến các món ăn của bạn. Nhưng không phải ai cũng biết tỏi có tác dụng rất tốt trong việc hạ huyết áp và giảm cholesterol, giảm độ cứng động mạch, từ đó ngăn ngừa nguy cơ bị đột quỵ.

Bên cạnh việc ăn uống khoa học, bạn cũng nên thường xuyên tập luyện, hạn chế các thói quen xấu như uống rượu bia, hút thuốc lá, làm việc căng thẳng,… để ngăn đột quỵ xảy ra. 

Đồng thời, để phát hiện sớm nguy cơ đột quỵ, bạn có thể đến các cơ sở y tế uy tín để thực hiện tầm soát sớm nguy cơ bệnh. Thông qua xét nghiệm, chụp chiếu và thăm khám tổng quan, bác sĩ có thể đánh giá nguy cơ đột quỵ và định hướng cách ngăn chặn và xử lý sớm.

Trên đây là những thực phẩm phòng chống đột quỵ. Không chỉ những người có nguy cơ mắc đột quỵ mà hầu hết mọi người đều có thể sử dụng những thực phẩm này. Với những người sau đột quỵ, các loại thực phẩm kể trên cũng có tác dụng tốt trong việc đẩy nhanh tốc độ phục hồi và dự phòng tái phát. Tuy nhiên tùy từng trường hợp mà cách sử dụng các thực phẩm này có thể khác nhau. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa và thực hiện theo hướng dẫn để sử dụng thực phẩm một cách hiệu quả nhất. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *