Sa sút trí tuệ mạch máu: Nguyên nhân và biểu hiện

Sa sút trí tuệ mạch máu là dạng sa sút trí tuệ phổ biến thứ 2 sau Alzheimer, khiến người bệnh gặp phải nhiều phiền toái và nguy hiểm trong cuộc sống. Nguyên nhân nào gây ra dạng sa sút trí tuệ này và các triệu chứng của bệnh sẽ được chia sẻ trong bài viết sau.

Bạn đang đọc: Sa sút trí tuệ mạch máu: Nguyên nhân và biểu hiện

1. Sa sút trí tuệ mạch máu là gì?

Sa sút trí tuệ mạch máu là một là tình trạng suy giảm chức năng nhận thức gây ra bởi các vấn đề của mạch máu nuôi não. Tỷ lệ sa sút trí tuệ dạng này ở những những người trên 65 tuổi là khoảng 1- 4%. 

Các bất thường như sự xuất hiện phát triển của các mảng xơ vữa, huyết khối hay tình trạng dị dạng mạch máu não,…. có thể làm giảm lượng máu và oxy đến nuôi não, gây ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ, tư duy, định hướng, sự hiểu biết, tính toán, học tập, ngôn ngữ và sự phán đoán của người bệnh.

Sa sút trí tuệ mạch máu: Nguyên nhân và biểu hiện

Sa sút trí tuệ mạch máu là một là tình trạng suy giảm chức năng nhận thức gây ra bởi các vấn đề của mạch máu nuôi não.

2. Nguyên nhân của sa sút trí tuệ do mạch máu

2.1 Sa sút trí tuệ do đột quỵ

Sa sút trí tuệ do mạch máu có thể diễn ra sau một cơn đột quy. Sự tắc hẹp hoặc nứt vỡ của các mạch máu não khiến não bị tổn thương, gây ảnh hưởng đến nhận thức và tư duy của người bệnh. 

Cục máu đông gây tắc mạch có thể được hình thành tại chỗ ngay trong mạch máu não hoặc di chuyển từ tim hoặc các mạch máu khác đến não. 

Đột quỵ có thể có nhiều mức độ khác nhau, phụ thuộc mạch máu vùng nào bị tắc nghẽn và sự cung cấp máu trở lại nhanh hay chậm.

Các nghiên cứu cho thấy có khoảng 20% bệnh nhân bị đột quỵ sẽ tiến triển sa sút trí tuệ trong 6 tháng sau đó. Đột quỵ dễ tái phát và làm tăng nguy cơ phát triển sa sút trí tuệ.

2.2 Sa sút trí tuệ do sự bất thường của mạch máu dưới vỏ não

Tình trạng bất thường của các mạch máu nhỏ ẩn sâu trong não có thể gây tổn thương cho những vùng dưới vỏ não và gây sa sút trí tuệ. Các bất thường này có thể là hậu quả từ việc không điều trị hiệu quả bệnh cao huyết áp, tiểu đường hay tim mạch. 

3. Các yếu tố nguy cơ

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ tổn thương các mạch máu, dẫn đến sa sút trí tuệ, bao gồm:

– Tuổi tác: Sa sút trí tuệ rất hiếm xảy ra trước tuổi 65. Tình trạng này gia tăng theo tuổi tác, Cụ thể, những người ở tuổi 80 và 90 dễ bị mất trí nhớ do nguyên nhân mạch máu hơn những người 70 hay 60 tuổi.

– Tiền sử đột quỵ: Như đã nói ở trên, những người từng bị đột quỵ sẽ rất dễ tái phát và làm gia tăng nguy cơ phát triển chứng mất trí.

– Xơ vữa động mạch: Tình trạng này khiến các mạch máu bị thu hẹp và tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Các vấn đề mạch máu này có thể làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ.

– Tăng  huyết áp: Áp lực mạch máu thường xuyên tăng cao làm tăng nguy cơ các vấn đề mạch máu trong não.

– Bệnh tiểu đường: Nồng độ glucose thường ở mức cao khiến thành mạch tổn thương, làm tăng nguy cơ đột quỵ cũng như các vấn đề mạch máu trong não.

– Hút thuốc lá: Hút thuốc làm tăng tăng huyết áp, tổn thương thành mạch, từ đó tăng nguy cơ xơ cứng động mạch và gây ra các bệnh mạch máu.

– LDL Cholesterol cao: Cholesterol xấu (LDL) thường liên quan đến sự tích tụ chất béo, tăng hình thành các mảng xơ vữa. Từ đó làm tăng nguy cơ mất trí nhớ mạch máu.

Tìm hiểu thêm: Cảnh giác với chứng đau nửa đầu và chóng mặt

Sa sút trí tuệ mạch máu: Nguyên nhân và biểu hiện

Đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây sa sút trí tuệ.

4. Triệu chứng của sa sút trí tuệ do vấn đề mạch máu

Sự tác động của sa sút trí tuệ do mạch máu lên mỗi người là khác nhau, gây ra các triệu chứng không giống nhau. Có những trường hợp, các triệu chứng xảy ra đột ngột (thường sau khi bị đột quỵ) hoặc dần dần (trong bệnh lý mạch máu nhỏ).

4.1 Triệu chứng sa sút trí tuệ mạch máu ở giai đoạn sớm

Trong giai đoạn sớm và giữa của bệnh sa sút trí tuệ do mạch máu, các triệu chứng nhận thức thường gặp nhất là:

– Gặp khó khăn trong việc lên kế hoạch hoặc tổ chức, khó sắp xếp các đồ vật theo một trật tự nhất định.

– Không thể giải quyết các tình huống hàng ngày.

– Khó thực hiện một những công việc phức tạp, gồm nhiều công đoạn.

– Suy nghĩ chậm chạp hơn.

– Dễ bị phân tâm, khó tập trung trong công việc.

– Mất trí nhớ gần và ở mức độ nhẹ. Người bệnh không nhớ sáng ăn gì, ngày hôm qua đi những đâu…

– Gặp khó khăn về ngôn ngữ, nói dễ vấp, không trôi chảy.

– Vô cảm, lo lắng hoặc thay đổi cảm xúc nhanh chóng, thất thường.

Ở các bệnh nhân sa sút trí tuệ sau đột quỵ, các triệu chứng kèm theo có thể là: lé mắt, méo miệng, nói ngọng, yếu liệt một nửa người… 

Còn với sa sút trí tuệ do bệnh lý mạch máu dưới vỏ, người bệnh có thể mất kiểm soát bàng quang, yếu nhẹ một bên người, các hoạt động trở nên vụng về, dễ bị ngã hơn. Một số người có thể phát âm không rõ, ít biểu lộ cảm xúc trên khuôn mặt.

Sa sút trí tuệ mạch máu: Nguyên nhân và biểu hiện

>>>>>Xem thêm: Phòng ngừa bệnh sa sút trí tuệ từ chế độ ăn uống

Người bệnh bị sa sút trí tuệ do các vấn đề mạch máu thường có biểu hiện lú lấn, hay quên,…

4.2 Giai đoạn nặng

Tùy vào nguyên nhân gây sa sút trí tuệ mà tốc độ tiến triển của các triệu chứng có thể khác nhau.

Với những trường hợp sa sút trí tuệ liên quan đến đột quỵ, các triệu chứng thường tiến triển xấu đi một cách đột ngột. 

Trong khi đó sa sút trí tuệ do bệnh lý mạch máu dưới vỏ có thể tiến triển theo từng nấc. Các tổn thương chất trắng từ từ lan rộng nên các triệu chứng thường xấu đi dần dần. 

Các triệu chứng thường gặp là:

– Lú lẫn, người bệnh quên mất mình là ai, không biết mình đang ở đâu, mất định hướng về không gian, thời gian

– Rối loạn hành vi, hành động khác với ngày thường

– Bứt rứt, dễ kích động, gây hấn với những người xung quanh

– Rối loạn giấc ngủ

– Hoang tưởng

– Ảo giác

Nặng hơn, người bệnh mất khả năng làm việc, mọi họat động cần có sự hỗ trợ từ người khác.

Vào giai đoạn muộn, người bệnh suy giảm trầm trọng về ý thức, gặp khó khăn trong việc đi lại, ăn uống, dần trở nên yếu ớt phải lệ thuộc vào những người xung quanh, kể cả việc vệ sinh cá nhân hằng ngày.

Các nghiên cứu cho thấy trung bình một người sa sút trí tuệ do nguyên nhân mạch máu có thể sống khoảng 5 năm kể từ khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng đầu tiên. Vì vậy, nhận diện và điều trị càng sớm, người bệnh càng kéo dài được tuổi thọ và cải thiện chất lượng cuộc sống. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *