Bệnh hay quên: Có gì khác nhau giữa trẻ và già?

Bệnh hay quên có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Nguyên nhân gây ra chứng hay quên ở người già và người trẻ và những ảnh hưởng đến người bệnh có thể khác nhau. Cùng tìm hiểu về căn bệnh này qua bài viết sau đây. 

Bạn đang đọc: Bệnh hay quên: Có gì khác nhau giữa trẻ và già?

1. Bệnh hay quên là gì?

Bệnh hay quên hay đãng trí là tình trạng khá phổ biến liên quan đến việc suy giảm khả năng ghi nhớ. 

Tùy theo tình trạng bệnh mà các triệu chứng sẽ biểu hiện ở những mức độ khác nhau. Một số triệu chứng thường gặp của chứng hay quên gồm:

– Lặp lại những câu hỏi giống nhau dù đã được trả lời rất nhiều lần

– Thường xuyên bị lạc, kể cả ở những vị trí quen thuộc 

– Mất phương hướng, nhầm lẫn về địa điểm, thời gian

– Khó tiếp nhận thông tin, ghi nhớ các kiến thức mới

– Không thể hoặc khó khăn trong việc làm theo những hướng dẫn

– Thay đổi về hành vi, suy nghĩ, nhân cách

Bệnh hay quên có thể xảy ra ở cả người già và người trẻ do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Bệnh hay quên: Có gì khác nhau giữa trẻ và già?

Chứng hay quên thường gặp hơn ở người già.

2. Nguyên nhân gây bệnh hay quên ở người già và người trẻ

2.1 Nguyên nhân gây bệnh hay quên ở người già

Hay quên là một vấn đề rất phổ biến ở người cao tuổi. Chứng hay quên ở người già đa phần xuất phát từ sự lão hóa tự nhiên. Bởi càng lớn tuổi thì các cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả não bộ, càng trở nên lão hóa, suy yếu, thoái hóa. 

Sự thoái hóa của các tế bào thần kinh gây ảnh hưởng lớn đến khả năng ghi nhớ. Điều này khiến người cao tuổi thường mất nhiều thời gian mới có thể nhớ lại những việc họ đã làm, khiến họ thường xuyên nhớ nhớ, quên quên.

2.2 Nguyên nhân gây bệnh hay quên ở người trẻ

Khác với người già, chứng hay quên ở người trẻ thường xảy ra do những thói quen sinh hoạt, ăn uống thiếu lành mạnh. 

Người trẻ có thể mắc phải căn bệnh này vì những lý do dưới đây: 

 – Làm việc quá căng thẳng

Làm việc quá sức, căng thẳng trong thời gian dài thường khiến người bệnh thường bị rối loạn giấc ngủ. Tình trạng ngủ không ngon giấc, không đủ giấc dễ dẫn đến suy giảm trí nhớ, kém tập trung. Nhiều trường hợp có thể dẫn tới bệnh trầm cảm. 

– Bệnh lý mạn tính

Một số bệnh lý mạn tính như bệnh gan, thận, phổi… có thể dẫn đến tình trạng thiếu oxy não và đây chính là một trong những lý do gây ra bệnh hay quên. 

– Bệnh lý ở não

Các bệnh ở não (viêm não, viêm màng não,…) hoặc chấn thương, đặc biệt là chấn thương sau đột quỵ cũng là một nguyên nhân gây tổn thương não và dẫn đến tình trạng mất trí nhớ, hay quên ở người trẻ tuổi. 

Bên cạnh đó, một số trường hợp bị teo vỏ não, thoái hóa não hoặc mắc phải một số bệnh di truyền ở não cũng rất dễ mắc phải chứng hay quên.

– Do thuốc và chất gây nghiện

Một số loại thuốc có tác dụng phụ là gây mất tập trung, suy giảm trí nhớ. Sử dụng quá nhiều chất kích thích, chất gây nghiện cũng có thể ức chế khả năng ghi nhớ của não.

– Mất cân bằng dinh dưỡng

Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin B1 có thể dẫn tới thiếu dưỡng chất nuôi não và gây suy giảm trí nhớ. 

Tìm hiểu thêm: Tủy sống: cấu tạo, chức năng và bệnh lý tủy sống

Bệnh hay quên: Có gì khác nhau giữa trẻ và già?

Chứng hay quên ở người già và người trẻ có nhiều điểm khác nhau.

3. Chứng đãng trí có nguy hiểm không?

Bệnh hay quên ở người già thường không phải là vấn đề quá nghiêm trọng. 

Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, bệnh hay quên tiến triển nhanh có thể dẫn đến suy giảm trí nhớ hoặc sa sút trí tuệ sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh. 

Trong khi đó, bệnh hay quên ở người trẻ tuổi tưởng đơn giản nhưng thật ra lại rất đáng lo ngại. Nếu không được điều trị kịp thời chứng hay quên thì não bộ sẽ ngày càng suy yếu, hoạt động chậm chạp. Lúc này, người bệnh không thể nhớ được thông tin mới, mất khả năng phương hướng và định hướng về thời gian, giảm khả năng suy giảm khả năng phán đoán…do đó ảnh hưởng đến khả năng thăng tiến trong tương lai.

Một số người trẻ thậm chí có thể sẽ hoàn toàn bị mất trí nhớ, mất khả năng vận động, phản xạ. Do không chú ý đến yếu tố dinh dưỡng và vệ sinh nên những người bệnh này cũng có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng như mất nước, kém dinh dưỡng, viêm phổi, loét da, tử vong do nhiễm trùng…

Ngoài ra, chứng hay quên có thể khiến người bệnh mắc chứng Alzheimer sớm, sa sút trí nhớ, nhồi máu não.

4. Điều trị và cải thiện chứng hay quên

4.1 Điều trị 

Tùy từng nguyên nhân gây ra chứng hay quên mà các bác sĩ sẽ quyết định phương pháp điều trị phù hợp. 

Đối với chứng hay quên do lão hóa, thường không cần điều trị. Đối với các trường hợp hay quên do căng thẳng tinh thần, người bệnh có thể được kê một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc bình thần với liều thấp. 

Nếu hay quên do Alzheimer, bệnh nhân thường cần dùng thuốc để làm chậm tiến triển của bệnh và giảm triệu chứng.

Trong những trường hợp hay quên do nhồi máu, người bệnh cần kết hợp điều trị nhồi máu và dự phòng đột quỵ. Điều này giúp cải thiện trí nhớ và phòng tránh các biến chứng của bệnh.

Lưu ý, các loại thuốc được sử dụng trong từng trường hợp phải được kê bởi bác sĩ chuyên khoa sau quá trình thăm khám kỹ lưỡng. 

Bệnh hay quên: Có gì khác nhau giữa trẻ và già?

>>>>>Xem thêm: Làm gì để cải thiện tình trạng mất ngủ mắt thâm quầng?

Tập thói quen ghi chép, thường xuyên vận động trí não sẽ giúp tăng khả năng ghi nhớ.

4.2 Cách cải thiện

Để cải thiện hoạt động của não bộ, tăng độ minh mẫn, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp sau:

– Thể dục trí não bằng cách chơi các trò chơi trí tuệ, giải câu đố…

– Tham gia hoạt động ngoài trời, luyện tập thể thao giúp trí óc nhanh nhẹn hơn

– Hạn chế dùng các chất kích thích chứa cồn, caffein

– Bổ sung đủ dinh dưỡng, đặc biệt là những dưỡng chất tốt cho não bộ nói chung và trí nhớ nói riêng

– Nghỉ ngơi hợp lý, dành thời gian thư giãn, cố gắng không để căng thẳng quá mức

Những thông tin về bệnh hay quên trên đây hi vọng đã giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích về căn bệnh này và cách điều trị, cải thiện phù hợp. Khi thấy các biểu hiện hay quên, giảm khả năng tiếp nhận thông tin và kiến thức, bạn nên theo dõi và thăm khám sớm chuyên khoa Nội thần kinh để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *