Mất ngủ đặc biệt là mất ngủ kéo dài sẽ tàn phá sức khỏe của chúng ta. Những người bị thiếu ngủ hoặc mất ngủ kéo dài sẽ có nguy cơ bị tai biến mạch máu não (hay còn gọi là đột quỵ) cao, gấp … những người ngủ đủ giấc. Bên cạnh đó, người bị thiếu ngủ còn có thể kéo theo một loạt các bệnh nguy hiểm khác như tăng huyết áp, rối loạn tâm thần, suy nhược cơ thể,… Cùng tìm hiểu cách khắc phục mất ngủ trong bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Cách khắc phục mất ngủ không phải ai cũng biết
1. Nỗi khổ của những người bị mất ngủ
Ngáp liên tục, luôn trong tình trạng buồn ngủ mà nằm xuống không ngủ được, uể oải, mất tập trung, không muốn làm việc, dễ cáu gắt và nổi nóng,… là những nỗi khổ của người bị mất ngủ. Và điều này khiến cho chất lượng cuộc sống, cũng như sức khỏe của người bệnh bị giảm sút đáng kể.
Điểm hình là suy giảm trí nhớ như mau quên, xử lý chậm chạp, nặng có thể tăng nguy cơ mức bệnh Alzheimer (sa sút trí tuệ alzheimer).
Nhiều người đã biết lắng nghe cơ thể khi có biểu hiện khó ngủ, trằn trọc mãi không ngủ được, mỗi đêm chỉ ngủ được vài tiếng, tỉnh giấc và khó ngủ tiếp luôn mong muốn tìm ra giải pháp để nhanh chóng lấy lại giấc ngủ ngon. Trong đó có một cách mà rất nhiều người tìm đến, đó chính là thuốc an thần. Tuy nhiên, điều mà nhiều người trăn trở là sự lệ thuộc vào những loại thuốc này, tức là: dùng thì ngủ được còn không dùng thì không thể ngủ được.
Thuốc an thần không phải là một giải pháp mà những người bị mất ngủ nên nghĩ đến khi cơ thể lên tiếng “mất ngủ”. Bởi đây là thuốc có tác dụng ức chế thần kinh “cưỡng ép” giấc ngủ gây buồn ngủ, nên khi ngủ dậy cơ thể chúng ta thường không cảm thấy thoải mái, đau đầu, hoa mắt, mệt mỏi,… Đặc biệt, nếu lạm dụng thuốc an thần, có thể gây mất ngủ mạn tính, không những lệ thuộc vào thuốc mà còn có thể khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn.
2. Cách khắc phục mất ngủ ở người trẻ
2.1 Tìm hiểu nguyên nhân gây mất ngủ để biết cách khắc phục mất ngủ
Mất ngủ ở người trẻ thường dễ khắc phục hơn mất ngủ ở người lớn tuổi, nếu được phát hiện sớm và có cách khắc phục mất ngủ, người trẻ sẽ sớm lấy lại được giấc ngủ ngon.
Xuất phát từ một trong các nguyên nhân thường gặp như: uống bia, rượu; sử dụng chất kích thích như hút thuốc lá; thức khuya làm việc hoặc sử dụng điện thoại lướt facebook, chơi game, nói chuyện; tính chất công việc hoặc sinh hoạt không có giờ giấc,…
Có thể do môi trường sống: ở trọ đông đúc, chật chội, giờ giấc không ổn định, ánh sáng không phù hợp,…
Có thể do bệnh lý, tâm lý: hay stress hay lo lắng căng thẳng, các bệnh mạn tính như cao huyết áp, bệnh thận, tiểu đường,…
Tìm hiểu thêm: Phòng ngừa biến chứng do đau thần kinh tọa
2.2 Cách khắc phục mất ngủ ở người trẻ
Thư giãn thoải mái
Cuộc sống hiện đại và hối hả, bận rộn với công việc và gia đình, các biến cố trong cuộc sống hàng ngày đã khiến nhiều người trẻ rơi vào trạng thái lo lắng, căng thẳng, stress kéo dài, thậm chí kiệt sức. Khi cơ thể không được thoải mái sẽ ức chế hệ thống thần kinh, dẫn đến mất ngủ.
Bạn cần học cách quản lý thời gian để cân đối giữa công việc và cuộc sống của mình. Bạn không được lười biếng nhưng cũng đừng vắt kiệt sức lực cho công việc mà không dành cho mình thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn. Cơ thể bạn không phải là một cỗ máy, nó cần được nghỉ ngơi và thư giãn để lấy lại năng lượng để tiếp tục làm việc. Vì vậy, nếu bạn thấy mệt hãy tự cho phép bản thân 1 chút thời gian để nghỉ ngơi, lấy lại tinh thần, hãy lạc quan và vui vẻ, suy nghĩ tích cực lên, để thấy cuộc sống này vẫn luôn tươi đẹp, khi tinh thần tốt thì sức khỏe cũng tốt hơn. Các cụ ta có câu: chữa bệnh phải chữa cả tâm bệnh hay một tinh thần lành mạnh trong một cơ thể cường tráng.
Có chế độ ăn uống phù hợp
Ăn uống có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn. Chẳng hạn như buổi tối bạn ăn quá no, điều này sẽ khiến bạn cảm thấy “bụng dạ í ách” khó chịu, điều này có thể gây cản trở giấc ngủ của bạn. Hay buổi tối bạn tiêu thụ các chất kích thích, sẽ tác động trực tiếp đến hệ thần kinh cản trở giấc ngủ.
Các đồ ăn nhiều dầu mỡ, khó tiêu cũng được khuyên là không nên nạp vào buổi tối vì nó có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu và gây tình trạng khó ngủ.
Tối cũng không nên uống quá nhiều nước, bạn chỉ nên uống vừa đủ vì khi tiêu thụ quá nhiều nước vào buổi tối sẽ buồn vệ sinh và điều này làm gián đoạn giấc ngủ của bạn.
Giờ giấc sinh hoạt khoa học
Thức khuya – ngủ muộn là thói quen của nhiều người, và đây là thói quen xấu có thể khiến giấc ngủ của bạn bị giảm cả về số lượng và chất lượng, gây tình trạng rối loạn giấc ngủ.
Có những bạn trẻ vì đam mê xem phim, chơi game, nói chuyện mà có thể thức đến tận 2-3 giờ sáng, ngày hôm sau đi làm trong tình trạng người mệt mỏi, bơ phờ, ủ rũ, … Tình trạng này nếu kéo dài có thể gây mất ngủ mạn tính, tuyệt đối không nên giữ thói quen này.
Bạn nên đi ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc tầm 7-8 tiếng/đêm. Tránh làm các việc như xem tivi, điện thoại, nghe nhạc mạnh trước khi đi ngủ.
>>>>>Xem thêm: Phương pháp điều trị nhồi máu não cấp bằng oxy cao áp
Thăm khám sức khỏe để kiểm soát tốt các chỉ số bệnh lý
Nhiều người trẻ hiện nay đã mắc các bệnh như gout, viêm khớp, thiếu máu não, tiểu đường, cao huyết áp,… Cần kiểm soát các chỉ số bệnh lý trên một cách thường xuyên và hiệu quả như thăm khám sức khỏe định kỳ, thăm khám với bác sĩ chuyên khoa ngay khi cơ thể có những dấu hiệu nghi ngờ.
Nếu các bệnh lý này không được điều trị có thể “tàn phá” giấc ngủ của bạn. Thêm một vài cách khắc phục mất ngủ như: tập thể dục thường xuyên, ngâm chân bằng thảo dược hoặc nước ấm khoảng 10-20 phút trước khi đi ngủ, bổ sung các loại thực phẩm có lợi cho người bị mất ngủ như rau lạc tiên, ngải cứu, nụ hoa tam thất, quả việt quất, các loại hạt như hạt óc chó, hạnh nhân,… massage, thư giãn hoặc châm cứu cũng hỗ trợ giấc ngủ, nhưng bạn cần thực hiện ở các cơ sở uy tín.