Dấu hiệu suy giảm trí nhớ nên cảnh giác

Suy giảm trí nhớ khiến chất lượng cuộc sống giảm sút đáng kể, ảnh hưởng đến công việc và sức khỏe của người bệnh. Cùng tìm hiểu các dấu hiệu suy giảm trí nhớ và nguyên nhân gây bệnh trong bài viết sau đây. 

Bạn đang đọc: Dấu hiệu suy giảm trí nhớ nên cảnh giác

1. Các dấu hiệu suy giảm trí nhớ thường gặp

1.1 Hay quên

Hay quên là một trong những triệu chứng sớm và điển hình của suy giảm trí nhớ. Người bệnh thường hay quên đồ, để thất lạc đồ vật và không thể tìm thấy. Tình trạng hay quên nhẹ có thể là một phần bình thường của quá trình lão hóa do những thay đổi trong cơ thể và não bộ khi con người già đi. 

Tuy nhiên, không phải người trẻ tuổi sẽ không gặp những vấn đề này. Hiện nay càng nhiều người trẻ mắc chứng hay quên nhẹ và các vấn đề về trí nhớ liên quan đến suy giảm trí nhớ có thể gặp ở người trẻ. Họ có thể để thất lạc đồ đạc, quên thanh toán hóa đơn hàng tháng, không nhớ những gì đã làm gần đây, quên kế hoạch hàng ngày…

Dấu hiệu suy giảm trí nhớ nên cảnh giác

Nhớ nhớ quên quên là triệu chứng suy giảm trí nhớ thường gặp.

1.2 Bất thường trong sử dụng ngôn ngữ

Chứng suy giảm trí nhớ có thể khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc tìm đúng từ ngữ để diễn đạt ý của mình. Họ cũng khó theo dõi nội dung trong một cuộc trò chuyện và ghi nhớ các chi tiết, vì vậy thường hỏi lại nhiều lần 1 vấn đề.

Một số vấn đề về ngôn ngữ và lời nói phổ biến có thể xảy ra ở những người bệnh này như không nhớ tên người hoặc đồ vật, thường nói to hơn bình thường…

1.3 Khó tập trung, ra quyết định

Những người bị suy giảm trí nhớ thường gặp khó khăn trong việc đưa ra các quyết định, giải quyết các vấn đề phức tạp. Việc lập kế hoạch và theo đuổi những kế hoạch đã đặt ra cũng trở thành 1 thử thách lớn. 

Người bệnh giảm khả năng tập trung và nhận định vấn đề nên khó phán đoán và xử lý các công việc quen thuộc như quản lý tiền, các sinh hoạt hàng ngày. Một số người có thể có hành vi bốc đồng, không nhận diện được các tình huống nguy hiểm…

1.4 Thay đổi tâm trạng

Nếu mắc chứng mất trí nhớ ngắn hạn, người bệnh cũng dễ có những biểu hiện thay đổi tính cách như luôn nghi ngờ hoặc sợ hãi mọi thứ, dễ nóng giận với người thân, ngại tiếp xúc, ít có khả năng chia sẻ, ít đồng cảm với người khác…

Trong giai đoạn đầu của chứng suy giảm trí nhớ, nhiều người có thể dễ cáu kỉnh, lo lắng và trầm cảm. Một số khác lại hay ủ rũ hoặc buồn bã. Những thay đổi về tính cách và tâm trạng của những người bệnh này cũng thường diễn ra nhanh chóng mà không có lý do rõ ràng.

Tìm hiểu thêm: Bệnh parkinson giai đoạn cuối dễ bị té ngã và cách khắc phục

Dấu hiệu suy giảm trí nhớ nên cảnh giác

Suy giảm trí nhớ có thể khiến tâm trạng người bệnh thay đổi, hay cáu gắt.

1.5 Mất phương hướng

Người mắc chứng suy giảm trí nhớ có thể quên những địa điểm quen thuộc, do đó không biết làm thế nào để đến những nơi trước đây họ thường đến. Cũng có thể họ đến một địa điểm, trong thời gian dài mà không hề nhận ra là mình bị lạc. Đôi khi, họ có thể không biết mình đang ở đâu hoặc đến đó bằng cách nào. Một số người mất khả năng đọc bản đồ hoặc đi theo biển báo giao thông.

1.6 Lặp lại nhiều lần hành động hoặc lời nói

Nói hoặc làm điều gì đó lặp đi lặp lại nhiều lần là một dấu hiệu cho thấy trí nhớ của người bệnh đang có vấn đề. 

1.7 Sợ thay đổi

Người bệnh bị suy giảm trí nhớ, đặc biệt là do tổn thương vùng não chịu trách nhiệm về trí thông minh có thể khiến người bệnh có biểu hiện sợ hãi trước những trải nghiệm mới, những thay đổi trong môi trường.

2. Những nguyên nhân gây ra tình trạng suy giảm trí nhớ 

2.1 Sự thoái hóa của các tế bào thần kinh

Sự hoạt động và liên kết của các tế bào thần kinh là cơ sở để duy trì hoạt động của hệ thần kinh, trong đó có cả khả năng ghi nhớ. Thực tế, các tế bào thần kinh trong não bắt đầu suy giảm khi con người ở độ tuổi 20. Từ 25 tuổi trở đi, mỗi ngày chúng ta mất khoảng 3.000 tế bào này. Nếu gặp stress, lo lắng nhiều trong cuộc sống… thì các tế bào thần kinh mất đi sẽ càng nhiều hơn. 

Sau tuổi 30, khả năng ghi nhớ ngày càng giảm dần và sự “đãng trí” xảy ra ngày một nhiều hơn. Khi tuổi càng cao, đặc biệt từ độ tuổi từ 45 – 60, bệnh suy giảm trí nhớ ngày càng phổ biến và gặp ở hầu hết những người trên 60 tuổi.

Quá trình lão hóa cũng kéo theo sự suy giảm của hệ tuần hoàn, góp phần không nhỏ gây nên tình trạng suy giảm trí nhớ do việc cung cấp dưỡng chất cần thiết cho não không được đảm bảo…

2.2 Các gốc tự do

Các gốc tự do là “kẻ thù” của trí nhớ. Các gốc tự do tấn công và làm tổn thương màng tế bào thần kinh, gây rối loạn về điện giải (mất kali, canxi…), làm giảm khả năng dẫn truyền thần kinh. Các gốc tự do cũng tác động vào các ti thể, làm cho tế bào thần kinh thiếu năng lượng, sớm lão hóa, dẫn đến suy giảm trí nhớ.

2.3 Chế độ ăn uống và dinh dưỡng

Các nghiên cứu cho thấy dinh dưỡng và trí nhớ có mối liên hệ mật thiết với nhau. Ăn nhiều đồ ngọt, thực phẩm ô nhiễm, món chiên xào, đồ hộp, đường hóa học… làm tăng sinh gốc tự do, dẫn đến suy giảm nhận thức và trí nhớ của não bộ. 

Trong khi đó, việc thiếu hụt các vitamin B1, B6 có thể làm gián đoạn việc sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh liên quan đến tâm trạng, trí nhớ, chuyển động và suy nghĩ của con người. Những người không nhận đủ vitamin từ chế độ ăn uống có thể bị mất trí nhớ ngắn hạn và dài hạn. 

Rượu khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ cản trở sự lưu thông khí oxy lên não, đặc biệt là ở khu vực có chứa cồn. Do vậy, việc uống quá nhiều rượu có thể dẫn đến nhiều vấn đề, bao gồm suy giảm trí nhớ. Những người nghiện rượu thường có trí nhớ kém hoặc mất trí nhớ tạm thời. Lâu dần tình trạng này có thể gây ra tác động tiêu cực trên toàn bộ hệ thống thần kinh trung ương.

Dấu hiệu suy giảm trí nhớ nên cảnh giác

>>>>>Xem thêm: Nhận diện nhanh dấu hiệu tai biến mạch máu não

Thoái hóa thần kinh là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây suy giảm trí nhớ

2.4 Tác dụng của thuốc

Một số nhóm thuốc kháng sinh, thuốc trợ tim, thuốc hạ huyết áp,… cũng là tác nhân gây suy giảm trí nhớ. Một số thuốc có thể gây hại cho các tế bào thần kinh hoặc làm nhiễu hoạt động của các tế bào não liên quan đến việc ghi nhớ.

2.5 Thiếu ngủ

Giấc ngủ là thời gian nghỉ ngơi, giúp cơ thể và tâm trí được phục hồi. Các sóng não được tạo ra khi ngủ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc lưu trữ thông tin. Do vậy, những người mắc chứng mất ngủ, thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ.

Nếu không ngủ đủ giấc , những ký ức không thể di chuyển về phía vỏ não trước trán, dẫn đến ký ức bị lãng quên và gây mất trí nhớ ngắn hạn. Trung bình người lớn cần ngủ 7 – 8 giờ mỗi ngày. Điều này sẽ giúp cải thiện trí nhớ và ngăn chặn sự suy giảm nhận thức.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *