Tai biến mạch máu não cướp đi sinh mạng của hơn 100.000 người mỗi năm. Số còn lại may mắn thoát khỏi bàn tay của tử thần cũng chịu nhiều di chứng nặng nề. Cùng tìm hiểu bài viết để biết những nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não và từ đó có cách phòng ngừa, xử trí sao cho hiệu quả.
Bạn đang đọc: Nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não
1. Điểm danh nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não
1.1 Cục máu đông (huyết khối) – Nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não
Cục máu đông thường hình thành xung quanh các mảng xơ vữa động mạch. Khi các mảng xơ vữa động mạch ngày càng nhiều dễ tạo thành huyết khối. Cục huyết khối dù nhỏ nhưng vẫn có nguy cơ gây tắc mạch não nếu cục huyết khối vỡ ra và di chuyển trong máu gây tắc mạch máu não. Sự khởi phát huyết khối thường diễn ra âm thầm như sự tích tụ của các mảng bám trên thành của mạch máu.
Có hai loại huyết khối có thể gây đột quỵ đó là:
Bệnh mạch máu lớn: các bệnh lý có thể hình thành huyết khối trong các mạch máu lớn bao gồm xơ vữa động mạch, co mạch (thắt chặt động mạch), tách động mạch chủ, động mạch cảnh hoặc động mạch đốt sống, bệnh mạch máu không viê, bệnh Moyamoya, loạn sản cơ sợi, viêm động mạch Takayasu, viêm mạch, viêm động mạch tế bào khổng lồ.
Bệnh mạch máu nhỏ: các bệnh dễ hình thành huyết khối trong các mạch máu nhỏ gồm bệnh mỡ máu, thoái hóa fibrinoid, micro atheroma,…
Trên thực tế cho thấy, người bị thiếu máu hồng cầu hình liềm có nguy cơ bị đột quỵ do huyết khối cao hơn người bình thường, là do các tế bào máu tích tụ lại và gây tắc nghẽn mạch máu.
2. Tắc mạch – Nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não
Tắc mạch hay thuyên tắc động mạch (tắc nghẽn động mạch) có thể do huyết khối (cục máu đông) từ cơ quan khác di chuyển đến não hoặc do các chất khác như: mảng xơ vữa động mạch (chất béo tích tụ trên thành động mạch), tế bào ung thư, các đám vi khuẩn, không khí,…
Muốn xử trí tắc mạch cần phải xác định nguồn gốc của sự thuyên tắc là gì, từ đó giải quyết triệt để thì mới có hiệu quả vì giải pháp tại chỗ tái thông chỗ tắc chỉ là giải pháp tạm thời. Bạn cần phải tìm ra nguyên nhân gây tắc mạch như rung nhĩ, huyết khối tĩnh mạch sâu,… và xử trí tận gốc.
Tìm hiểu thêm: “Điểm danh” các nguyên nhân mất ngủ và cách khắc phục
3. Giảm tưới máu lên não
Nếu tim gặp vấn đề như: suy tim, ngừng tim, loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, thuyên tắc phổi, tràn dịch màng ngoài tim,… làm giảm hàm lượng oxy trong máu và dẫn đến tình trạng giảm tưới máu.
Giảm tưới máu lên não là giảm lượng máu cung cấp đến tất cả các bộ phận của não.
4. Huyết khối tĩnh mạch
Huyết khối xoang tĩnh mạch dễ dẫn đến đột quỵ (tai biến mạch máu não) bởi tình trạng áp lực tĩnh mạch tăng cục bộ, vượt quá áp lực tạo ra từ động mạch.
5. Xuất huyết nội sọ – Nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não
Thường xảy ra ở các động mạch hoặc tiểu động mạch nhỏ. Nguyên nhân do tăng huyết áp, dị dạng mạch máu nội sọ (u mạch hoặc dị dạng động mạch), bệnh mạch máu não, nhồi máu não thứ phát.
Ngoài ra, các nguyên nhân tiềm ẩn khác cũng có thể gây xuất huyết nội soi như: chấn thương, rối loạn chảy máu, bệnh mạch máu não, sử dụng ma túy,…
Đột quỵ do xuất huyết nội sọ có tỷ lệ tử vong cao hơn nhiều so với đột quỵ thiếu máu não hoặc chảy máu dưới nhện.
Các nguyên nhân khác có thể do: co thắt động mạch, …
>>>>>Xem thêm: Thiếu máu não có chữa được không, điều trị thế nào?
6. Không rõ nguyên nhân
Thường gặp ở giới trẻ nhiều hơn, đặc biệt là những người đã từng bị đột quỵ. Đột quỵ không rõ nguyên nhân thường diễn ra một cách thầm lặng nhưng vẫn làm tổn thương não. Đôi khi được vô tình phát hiện thông qua việc sử dụng hình ảnh chẩn đoán hệ thần kinh như chụp cộng hưởng từ MRI não (sọ não và mạch não).
Theo một nghiên cứu cho thấy, đột quỵ thầm lặng có tỷ lệ xảy ra gấp 5 lần đột quỵ không có triệu chứng.
2. Triệu chứng lâm sàng của tai biến mạch máu não
Một số dấu hiệu nhận biết sớm cơn đột quỵ diễn ra:
– Méo miệng: miệng và mặt méo, xệ xuống không còn cân đối với bên còn lại.
– Yếu mặt đột ngột, cánh tay mất sức (nếu được yêu cầu giơ cả hai cánh tay lên tay sẽ không giữ nguyên được mà sẽ rơi xuống).
– Giọng nói bất thường: nói ngọng, nói lắp, nói không rõ nghĩa (vô nghĩa), không nói được câu dài,…
– Suy giảm nhận thức: người bệnh tạm thời mất ý thức, không nhận biết được người đối diện đang nói gì,…
Nếu có những dấu hiệu này cần gọi ngay xe cứu thương hoặc nhanh chóng đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế gần nhất có cấp cứu bệnh nhân đột quỵ. Lưu ý, khi tự vận chuyển người bệnh đến cơ sở y tế để cấp cứu cần khẩn trương, không bế xốc bệnh nhân mà nên để bệnh nhân nằm lên cáng rồi di chuyển bằng ô tô (trên ô tô vẫn để cho bệnh nhân nằm ngang sao cho thoải mái nhất), tránh đi bằng xe máy.
Bên cạnh đó, người có các biểu hiện sau cũng cần lưu ý đề phòng hoặc xử trí ngay tránh để cơn tai biến mạch máu não ập đến: đau đầu kéo dài, hay chóng mặt, mất ngủ, suy giảm trí nhớ, thường xuyên căng thẳng,…. nhất là người đang có bệnh nền như: tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch, dị dạng mạch máu não bẩm sinh,… Người có tiền sử gia đình bị đột quỵ hay mắc các bệnh lý về mạch máu não cần theo dõi sức khỏe và đi khám sức khỏe định kỳ.