Đột quỵ và tai biến mạch máu não là hai cụm từ được nhiều người nhắc tới. Cũng có nhiều câu hỏi đặt ra rằng: liệu đây có phải một bệnh lý có hai cái tên? hay là hai bệnh lý khác nhau? Bài viết dưới sẽ giúp lý giải cho câu hỏi này này, bên cạnh đó cũng làm bạn hiểu rõ hơn về những biểu hiện, mức độ nguy hiểm và cách phòng ngừa căn bệnh này.
Bạn đang đọc: Đột quỵ và tai biến mạch máu não là một hay hai bệnh khác nhau
1. Đột quỵ giống hay khác tai biến mạch máu não?
Hiện nay vẫn có nhiều người bị nhầm lẫn rằng đột quỵ và tai biến mạch máu não là hai bệnh lý khác nhau. Thực chất thì hai tên gọi đó đều chỉ chung một loại bệnh cấp tính và rất nguy hiểm đến sức khỏe con người.
Đây là tình trạng các mạch máu đi nuôi dưỡng tế bào bị thiếu, tắc nghẽn do một số nguyên nhân chủ yếu như: xơ vữa động mạch, máu đông, hay vỡ mạch máu não. Điều này làm cho các tế bào ở não không được cung cấp đủ máu, oxy và các chất dinh dưỡng một cách kịp thời, từ đó dẫn đến bị tổn thương vĩnh viễn.
Hai tên gọi, thì tai biến mạch máu não chỉ ra nơi xuất phát bệnh là khi các mạch máu đi nuôi tế bào ở não bị chặn lại (thiếu do bị tắc mạch máu, hay vỡ do vỡ mạch máu). Còn tên gọi đột quỵ dùng phản ánh sự cấp tính của bệnh.
Lý do mà nhiều người bị nhầm hai tên gọi này thanh hai bệnh lý khác nhau là vì:
– Cho rằng đột quỵ là bệnh liên quan tới tim mạch và không liên quan tới não.
– Đột quỵ là bệnh ở người cao tuổi và không xuất hiện ở người trẻ.
Chính từ những suy nghĩ sai lệch này đã dẫn tới tình trạng chủ quan, thờ ơ, và không quan tâm tới việc kiểm soát và phòng tránh đột quỵ.
2. Phân loại đột quỵ
Đột quỵ hay còn gọi là bệnh tai biến mạch máu não hiện nay được chia ra gồm hai thể:
2.1. Đột quỵ và tai biến mạch máu não thể nhồi máu não
Đột quỵ thể nhồi máu được đánh giá là gặp nhiều nhất và chiếm tỷ lệ lên đến 80% tổng số bệnh nhân mắc đột quỵ. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng này là do sự hình thành máu đông (huyết khối) gây ra tắc nghẽn ở động mạch não. Ngoài ra cũng có một số trường hợp bắt nguồn từ nguồn gốc của tĩnh mạch gây ra huyết khối tĩnh mạch (chiếm khoảng 1%) và có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, đặc biệt là ở nữ giới có liên quan tới các yếu tố về nội tiết như: mang thai, sau sinh hay sử dụng thuốc tránh thai.
Một số trường hợp, đột quỵ do rối loạn về nhịp tim như: các mảng xơ vữa (chiếm khoảng 25%); rung nhĩ (cũng khoảng 25%) hay một số nguyên nhân khác. Đặc biệt đối với người trẻ mắc phải bệnh này thường do động mạch đốt sống và bóc tách động mạch cảnh.
2.2. Đột quỵ và tai biến mạch máu não thể xuất huyết não
Đột quỵ ở thể này thì chiếm khoảng 20% các trường hợp bệnh. Tình trạng này xảy ra là do các động mạch khi bị vỡ dẫn tới xuất huyết trong não hay gây phình mạch máu não. Các cơn đột quỵ ở thể này sẽ gây ra chấn thương mạch máu não, dị dạng hay các khối u. Ngoài ra với một số trường hợp xuất huyết trên bề mặt não tự phát, nguyên nhân chính là từ bệnh mạch máu não amyloid.
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân gây đau lưng mỏi gối
3. Dấu hiệu nhận biết và mức độ nguy hiểm của đột quỵ
Đột quỵ có rất nhiều biểu hiện mà khi bạn không chú ý và kịp thời đưa người bệnh đến viện có thể dẫn tới nhiều hệ quả nghiêm trọng. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này, từ đó có những biện pháp ngăn ngừa phù hợp, thì chúng ta biết: dấu hiệu nhận biết và mức độ nguy hiểm của bệnh thế nào.
3.1. Dấu hiệu nhận biết
Dấu hiệu của đột quỵ có nhiều dạng và còn tùy thuộc vào vùng não bị ảnh hưởng. Dưới đây là một số dấu hiệu đột ngột có thể xảy ra và cần lưu ý như:
– Bất chợt đau đầu dữ dội và nôn mửa
– Đứng, đi lại bị mất thăng bằng hoặc khó khăn
– Tay chân đột nhiên tê cứng, yếu
– Mắt bị mờ đột ngột 1 bên hoặc cả hai
– Khó nói và bị loạn ngôn ngữ…
Mọi người cần quan tâm tới các dấu hiệu này để kịp thời có các biện pháp sơ cứu hợp lý và nhanh chóng đưa bệnh nhân tới viện.
3.2. Mức độ nguy hiểm
Đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh lý cấp tính và vô cùng nguy hiểm, nó có thể để lại nhiều biến chứng nặng cho người bệnh như: liệt nửa người, méo mồm, rối loạn ngôn ngữ, mất khả năng lao động, không thể thực hiện các hoạt động hàng ngày một cách bình thường… Ngoài ra có rất nhiều trường hợp đột quỵ dẫn tới tử vong nhanh chóng.
Theo số liệu thống kê thì hàng năm ở nước ta có khoảng 200.000 người bị đột quỵ. Trong đó có đến 50% là tử vong, còn lại đều để lại những di chứng nặng nề theo bám người bệnh cả đời, chỉ khoảng 10% là có khả năng phục hồi được hoàn toàn.
4. Phòng ngừa đột quỵ và tai biến mạch máu não thế nào?
Chính bởi sự nguy hiểm của bệnh lý này, việc phòng ngừa là điều vô cần thiết. Đặc biệt với một số trường hợp đã từng mắc bệnh, khả năng tái phát lại là rất cao và mức độ nguy hiểm sẽ lớn so hơn lần đầu. Chúng ta hoàn toàn có thể ngăn ngừa được đột quỵ nếu được trang bị đầy đủ vốn kiến thức và luôn trong tâm thế chủ động từ sớm. Dưới đây là một số biện pháp để có thể giúp phòng ngừa đột quỵ:
4.1. Kiểm soát những nguyên nhân dẫn tới đột quỵ
Các bệnh như: tiểu đường (đái tháo đường), tim mạch, huyết áp cao, béo phì, mỡ máu… là những bệnh dễ gây ra đột quỵ. Nếu bạn đang mắc phải một trong số những bệnh kể trên hãy đi khám và kiểm tra sớm để kịp thời phát hiện ra các nguy cơ dẫn đến đột quỵ.
4.2. Xây dựng lối sống khoa học và lành mạnh
Không chỉ người lớn tuổi mà ngay cả người trẻ tuổi cũng cần thay đổi một số thói quen để cải thiện lối sống và xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh:
– Sử dụng nhiều rau xanh trong các bữa ăn hàng ngày. Hạn chế sử dụng đồ ăn có nhiều đạm, chất béo và đồ ăn chế biến sẵn, hay ăn quá mặn.
– Thường xuyên vận động, tham gia thể dục thể thao như: đạp xe, chạy bộ, bơi lội….
– Hạn chế thức khuya
– Tránh lo lắng, căng thẳng liên tục
– Không nên sử dụng thuốc lá, rượu bia, đồ uống có ga.
– Không tắm đêm
>>>>>Xem thêm: Uống nước buổi sáng có tác dụng gì?
4.3. Chủ động chăm sóc não bộ
Bên cạnh việc duy trì lối sống tích cực, chúng ta cần chủ động trong việc bảo vệ não bộ, các tế bào thần kinh và mạch máu. Nên định kỳ thăm khám với bác sĩ nội thần kinh tối thiểu 1 lần/năm, hoặc khi xuất hiện các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh. Đây được đánh giá là biện pháp bền vững giúp ngăn ngừa các nguy cơ dẫn tới bệnh lý này.
4.4 Thực hiện tầm soát nguy cơ đột quỵ và tai biến mạch máu não
Để có thể dễ dàng phát hiện sớm những yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ, mỗi người dân nên chủ động thực hiện tầm soát nguy cơ đột quỵ não. Việc phát hiện sớm những chỉ số sức khỏe đang gặp vấn đề sẽ giúp bạn điều chỉnh sớm bằng chế độ dinh dưỡng sinh hoạt hàng ngày. Trong trường hợp cần thiết phải can thiệp điều trị, bạn nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về quá trình dùng thuốc, tái khám để theo dõi chặt chẽ các tình trạng bệnh lý khiến bạn có nguy cơ đối mặt với đột quỵ/ tai biến mạch máu não.
Đột quỵ ước tính hàng năm cướp đi mạng sống của rất nhiều người từ chính sự chủ quan và lơ là. Vì vậy để hạn chế con số này, mỗi người trong chúng ta cần trang bị cho mình vốn kiến thức cần thiết để có thể chủ động trong việc ngăn ngừa hay phát hiện kịp thời, tránh những hậu quả không đáng xảy ra.