Khó ngủ về đêm biểu hiện thế nào, cải thiện ra sao?

Khó ngủ về đêm là tình trạng không còn xa lạ với nhiều người. Nếu chỉ bị khó ngủ 1-2 đêm thì có thể không gây ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh, nhưng nếu để tình trạng này kéo dài sẽ tiềm ẩn nhiều hệ lụy, thậm chí gây nguy hiểm. Cùng tìm hiểu các biểu hiện, nguyên nhân và cách cải thiện hiện tượng khó ngủ qua bài viết sau đây.

Bạn đang đọc: Khó ngủ về đêm biểu hiện thế nào, cải thiện ra sao?

1. Khó ngủ về đêm biểu hiện thế nào?

Khó ngủ là thuật ngữ chỉ tình trạng bao gồm việc gặp khó khăn khi chìm vào giấc ngủ hoặc khó duy trì giấc ngủ ngon trong suốt cả đêm.

Các biểu hiện dễ thấy của bệnh gồm:

– Không cảm thấy buồn ngủ

– Nằm thao thức trên giường hàng giờ mà không ngủ được

– Thức dậy nhiều lần trong một đêm

– Thức dậy quá sớm do không thể tiếp tục ngủ thêm

Việc thỉnh thoảng bị thao thức vào giờ ngủ là điều bình thường. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài từ đêm này qua đêm khác thì có thể làm đảo lộn cuộc sống, sinh hoạt và ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh.

Những ảnh hưởng của tình trạng khó ngủ có thể kể đến như:

– Mệt mỏi, uể oải vào ban ngày, cảm giác như không có năng lượng

– Thường xuyên đau đầu

– Giảm tập trung, giảm năng suất học tập hoặc công việc

– Gây ra một số bệnh lý như tim mạch, tiêu hóa, ung thư, đột quỵ…

– Gây tăng cân, béo phì 

– Ảnh hưởng đến làn da, khiến mắt bị quầng thâm

– Làm tăng nguy cơ trầm cảm

– Nguy cơ tai nạn do không tỉnh táo khi tham gia giao thông hoặc lao động

Khó ngủ về đêm biểu hiện thế nào, cải thiện ra sao?

Khó ngủ về đêm là thuật ngữ chỉ tình trạng người bệnh khó chìm vào và duy trì giấc ngủ.

2. Nguyên nhân gây khó ngủ

Các nguyên nhân chính gây khó ngủ có thể kể đến như:

2.1 Thói quen xấu trước khi ngủ gây khó ngủ về đêm

Các thói quen thiếu lành mạnh như uống cà phê vào buổi chiều hay tối, ăn quá no vào ban đêm, giờ ngủ không cố định, xem tivi, máy tính hoặc điện thoại, vận động quá mạnh trước khi ngủ, ngủ trưa quá nhiều,… đều có thể gây căng thẳng, ức chế thần kinh, khiến bạn dễ bị khó ngủ.

2.2 Căng thẳng

Căng thẳng tâm lý hoặc các rối loạn sức khỏe tâm thần như trầm cảm, lo lắng, sang chấn tâm lý… và việc sử dụng các loại thuốc điều trị cũng có thể dẫn đến các vấn đề về giấc ngủ, trong đó có tình trạng khó ngủ, mất ngủ. Nếu bạn nghi ngờ mình bị khó ngủ là do dùng thuốc, hãy nói với bác sĩ để được điều chỉnh đơn thuốc phù hợp.

2.3 Các bệnh lý gây khó ngủ về đêm

Tình trạng khó ngủ thường liên quan đến các bệnh lý như:

– Viêm khớp: Tình trạng sưng đau khớp, thoái hóa,…có thể gây đau đớn, mệt mỏi, khiến bạn cảm thấy khó ngủ.

– Tiêu hóa: Cảm giác khó chịu khi ợ nóng có thể gây gián đoạn giấc ngủ, dẫn đến khó ngủ. Tình trạng này thường liên quan đến bệnh lý về tiêu hóa như dạ dày, đại tràng hoặc các vấn đề tai mũi họng. 

– Đau mạn tính: Tình trạng đau kéo dài, thường xuất hiện ở những người mắc các bệnh lý mạn tính như khớp, tiểu đường, tăng huyết áp,…

– Dị ứng: Triệu chứng nghẹt mũi do các chất gây dị ứng có thể xảy ra vào cả ban ngày và cả ban đêm, làm gián đoạn giấc ngủ nghiêm trọng, gây ra bệnh mất ngủ.

– Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD): Các triệu chứng ho, khó thở có thể khiến bạn khó ngủ.

– Suy tim: Gần 75% người suy tim phản ảnh rằng họ thường xuyên mất ngủ.

– Các vấn đề về tuyến giáp: Tuyến giáp hoạt động quá mức khiến các chức năng trao đổi chất khác của cơ thể tăng. Người bệnh sẽ cảm thấy tràn đầy năng lượng, giảm khả năng thư giãn và khó chìm vào giấc ngủ.

– Rối loạn thần kinh: Điển hình là đột quỵ, Alzheimer hoặc Parkinson.

Ngoài ra, các vấn đề như mang thai, tiền mãn kinh, lão hóa do tuổi tác, đặc thù công việc, múi giờ có thể khiến bạn khó có giấc ngủ trọn vẹn. 

Tìm hiểu thêm: Suy giảm trí nhớ ở học sinh có thể để lại hậu quả

Khó ngủ về đêm biểu hiện thế nào, cải thiện ra sao?

Tình trạng đau mỏi do các bệnh lý có thể là nguyên nhân gây khó ngủ.

3. Cách cải thiện tình trạng khó ngủ để có giấc ngủ ngon hơn

Phương pháp điều trị cần dựa trên nguyên nhân gây ra tình trạng khó ngủ. Một số biện pháp điều trị tại nhà có thể giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn bao gồm:

– Điều chỉnh nhiệt độ phòng, tránh nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao

– Nghe nhạc , đọc sách và tắm nước ấm để dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn

– Không để đèn ngủ trong phòng quá sáng

– Tránh uống các chất kích thích như cà phê và rượu trong vòng vài giờ trước khi ngủ

– Giảm thời gian ngủ vào ban ngày, buổi trưa chỉ nên ngủ tối đa 30 phút

– Tạo thời gian biểu cho giấc ngủ và thực hiện đúng

Nếu chứng mất ngủ của bạn là do các bệnh lý hoặc một chứng rối loạn giấc ngủ khác gây ra, bạn sẽ cần điều trị từ nguyên nhân. Ví dụ, nếu bị khó ngủ do ảnh hưởng của bệnh trầm cảm thì các loại thuốc chống trầm cảm để giúp bạn giảm lo âu, giảm căng thẳng. Tuy nhiên các loại thuốc này cần được kê đơn bởi bác sĩ chuyên khoa. Bạn nên đi khám để được chẩn đoán và kê đơn phù hợp.

Khó ngủ về đêm biểu hiện thế nào, cải thiện ra sao?

>>>>>Xem thêm: Chứng sa sút trí tuệ, chẩn đoán và điều trị

Nghe nhạc, đọc sách, vận động nhẹ nhàng trước khi ngủ có thể giúp bạn ngủ ngon hơn.

Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn có thêm những kiến thức về tình trạng khó ngủ về đêm, từ đó, biết cách nhận diện và cải thiện để có được những giấc ngủ trọn vẹn hơn. Lời khuyên dành cho bạn là hãy chủ động quan tâm đến giấc ngủ, thường xuyên đi khám hoặc khám ngay chuyên khoa Nội thần kinh nếu có các triệu chứng bất thường. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *