Tai biến mạch máu não là căn bệnh nguy hiểm với tỉ lệ tử vong lên tới 50%. Để giảm thiểu nguy cơ tử vong và tàn phế cho người bệnh, cần nhận diện sớm qua các triệu chứng tai biến mạch máu não và cấp cứu kịp thời.
Bạn đang đọc: Triệu chứng tai biến mạch máu não không thể xem thường
1. Các triệu chứng tai biến mạch máu não thường gặp
Triệu chứng tai biến có thể biểu hiện đa dạng nhưng thường gặp nhất là các dấu hiệu được mô tả theo quy tắc sau:
1.1 Quy tắc F.A.S.T
– F (viết tắt của FACE): Ký hiệu miêu tả sự thay đổi của khuôn mặt. Những người bị tai biến có thể bị liệt, méo miệng, lệch nhân trung (đoạn nối giữa điểm dưới mũi đến môi trên). Để khẳng định chắc chắn hơn, bạn có thể yêu cầu bệnh nhân cười mở miệng lớn vì lúc này sự thay đổi sẽ thể hiện rõ nhất nếu bệnh nhân thực sự gặp cơn tai biến.
– A (viết tắt của ARM): Tình trạng bệnh nhân cử động khó hoặc không thể cử động tay chân, tê liệt, thường xảy ra ở 1 bên cơ thể. Bạn có thể yêu cầu bệnh nhân giơ 2 tay lên và giữ lại cùng 1 lúc. Nếu bệnh nhân không thể làm được hoặc tay giơ được tay lên nhưng nhanh chóng hạ xuống thì khả năng tai biến là rất cao.
– S (viết tắt của SPEECH): Bệnh nhân gặp tình trạng khó nói, phát âm không rõ, nói ngọng, nói dính chữ bất thường. Để kiểm tra, bạn có thể yêu cầu người nghi ngờ bị tai biến lặp lại một câu nói đơn giản. Có thể chắc chắn hơn về tình trạng đột quỵ nếu người đó không thực hiện được yêu cầu hoặc thực hiện một cách khó khăn.
– T (viết tắt của TIME): Quy tắc này thể hiện tính nguy hiểm và khẩn cấp của bệnh lý. Khi xuất hiện đột ngột các triệu chứng trên, cần nhanh chóng gọi cấp cứu hoặc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
1.2 Quy tắc B.E.F.A.S.T
Tương tự như quy tắc F.A.S.T nhưng được bổ sung 2 dấu hiệu sau:
– B (viết tắt của BALANCE): Là tình trạng bệnh nhân đột ngột mất thăng bằng, mất khả năng phối hợp vận động, chóng mặt, đau đầu dữ dội.
– E (viết tắt của EYESIGHT): Biểu hiện là bệnh nhân bị mờ mắt (giảm thị lực). Nhiều người có thể mất hoàn toàn thị lực của 1 hoặc cả 2 mắt.
2. Các triệu chứng tai biến ít gặp
Bên cạnh những triệu chứng điển hình, có một số dấu hiệu cũng có thể cảnh báo tai biến mạch máu não nhưng ít gặp hoặc không được chú ý như:
2.1 Nấc cục – Triệu chứng tai biến mạch máu não thường bị bỏ qua
Đây là một trong những cảnh báo trước của bệnh tai biến thường gặp ở phụ nữ nhưng ít người phát hiện ra và chú ý tới. Khi đột nhiên bị nấc, nhiều người cho rằng đó chỉ là những đợt nấc thông thường nên chủ quan.
Tìm hiểu thêm: Các loại bệnh đau đầu và tác hại nếu không điều trị kịp thời
2.2 Khó thở
Bệnh nhân bị tai biến mạch máu não có thể cảm thấy khó thở, thở hổn hển, tim đập nhanh. Tùy từng vùng não bị ảnh hưởng do thiếu oxy mà các triệu chứng trên có thể xuất hiện khác nhau ở mỗi người.
Những dấu hiệu này dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý hô hấp hoặc tim mạch. Hơn nữa, chúng diễn ra trong thời gian rất nhanh, thậm chí biến mất hoàn toàn sau đó, do vậy người bệnh thường không để ý hoặc cho rằng cơ thể mình đã ổn nên không đi khám.
2.3 Vã mồ hôi lạnh có thể là triệu chứng tai biến mạch máu não
Đổ mồ hôi lạnh là phản ứng của cơ thể khi não thiếu oxy. Dấu hiệu này thường đi kèm một số triệu chứng khác như khó thở, mất khả năng phán đoán, khó phối hợp vận động.
Để không bỏ lỡ cơ hội cấp cứu người bệnh, bạn cần chú ý những triệu chứng nhỏ nhất và không nên chủ quan.
3. Biện pháp xử trí khi nghi ngờ tai biến mạch máu não
Nếu một người xuất hiện từ 2-3 triệu chứng kể trên thì khả năng cao người đó đã bị tai biến mạch máu não. Khi đó bạn cần gọi cấp cứu ngay hoặc đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
3.1 Biện pháp sơ cứu người bị tai biến mạch máu não
Trong lúc chờ cấp cứu, bạn có thể sơ cứu bằng một số biện pháp sau:
– Đặt người bệnh nằm chỗ thoáng, nới bớt quần áo, tránh để bệnh nhân vấp ngã
– Nếu bệnh nhân bị nôn thì cho bệnh nhân nhân nằm nghiêng một bên, móc hết đờm dãi hoặc các vật thể trong miệng cho bệnh nhân dễ thở
– Nếu bệnh nhân co giật, hãy lấy một cây đũa hoặc thanh dài, quấn khăn hoặc vải xung quanh và đặt ngang miệng bệnh nhân, tránh cắn vào lưỡi
– Hô hấp nhân tạo và ép tim lồng ngực nếu người bệnh có biểu hiện ngừng thở
– Không cho bệnh nhân ăn uống bất cứ thứ gì cho đến khi tới bệnh viện
– Không tự ý cho người bệnh uống hoặc nhỏ thuốc hạ huyết áp hay bất kỳ loại thuốc nào khác khi không có chỉ định của bác sĩ
– Không dùng phương pháp ấn huyệt, xoa bóp, cạo gió hay trích máu 10 đầu ngón tay vì có thể gây nguy hiểm hơn
>>>>>Xem thêm: Người bị rối loạn giấc ngủ nên làm gì?
3.3 Biện pháp cấp cứu người bị tai biến mạch máu não
Khi đến bệnh viện, tùy vào tình trạng của từng bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp chẩn đoán và cấp cứu phù hợp nhằm cứu sống người bệnh, tối ưu hoá tình trạng thần kinh, hạn chế tổn thương lan rộng, bảo đảm tưới máu não, phòng ngừa biến chứng và tái phát.
– Các phương pháp điều trị có thể là: Chụp cắt lớp vi tính sọ não (CT Scanner sọ não), chụp cộng hưởng từ (MRI) sọ não – mạch máu…
– Các phương pháp điều trị: Thuốc tiêu sợi huyết, thuốc hạ huyết áp, thuốc chống phù não, phẫu thuật… theo chỉ định của bác sĩ.
Hi vọng bài viết trên đây đã giúp bạn nắm được các triệu chứng nhận diện tai biến mạch máu não, góp phần phát hiện sớm các trường hợp tai biến và xử trí kịp thời, tăng khả năng cứu sống và phục hồi của người bệnh. Khi nghi ngờ có người bị tai biến, hãy bằng cách nhanh nhất đưa người bệnh đến cơ sở uy tín, vì thời gian đối với người bệnh lúc này là vàng.