Sa sút trí tuệ ở người trẻ và 6 dấu hiệu nhận biết 

Sa sút trí tuệ ngày càng có xu hướng trẻ hóa, hiện nay có người mới 40 – 50 tuổi đã mắc bệnh. Sa sút trí tuệ ở người trẻ gây ảnh hưởng như thế nào đến người bệnh và các dấu hiệu nhận biết là gì, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

Bạn đang đọc: Sa sút trí tuệ ở người trẻ và 6 dấu hiệu nhận biết 

1. Sa sút trí tuệ ở người trẻ là gì?

Sa sút trí tuệ là căn bệnh thường xảy ra ở người già, trên 65 tuổi. Những người có các triệu chứng sa sút trí tuệ bắt đầu trước 65 tuổi thì được gọi là sa sút trí tuệ ở người trẻ. Các thuật ngữ khác được sử dụng các bệnh nhân này bao gồm “sa sút trí tuệ khởi phát sớm”, “sa sút trí tuệ ở tuổi lao động”. 

Các nghiên cứu cho thấy tình trạng sa sút trí tuệ ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Trước kia bệnh thường gặp ở độ tuổi 70 – 80 nhưng hiện nay có những người mới 40 – 50 tuổi đã mắc bệnh.

Chứng sa sút trí tuệ khởi phát khi còn trẻ được cho là có nhiều khả năng do yếu tố di truyền. Thống kê cho thấy, khoảng 10% các trường hợp mắc chứng mất trí nhớ khởi phát khi còn trẻ được thừa hưởng từ cha mẹ. Ngoài ra, các yếu tố về lối sống cũng góp phần vào sự khởi phát sớm của căn bệnh này. 

Sa sút trí tuệ ở người trẻ và 6 dấu hiệu nhận biết 

Sa sút trí tuệ ngày càng có dấu hiệu trẻ hóa, ở nhiều người các triệu chứng bắt đầu trước 65 tuổi.

2. 6 dấu hiệu sa sút trí tuệ thường gặp ở nhưng người trẻ tuổi

Biểu hiện sa sút trí tuệ ở những người trẻ tuổi thường là mất trí nhớ ngắn hạn, thay đổi tâm trạng, giảm khả năng làm việc… Cụ thể:

2.1 Mất trí nhớ ngắn hạn 

Người bệnh có thể nhớ những sự việc, con người trong quá khứ của họ, nhưng lại không nhớ được những gì họ vừa làm cách đây vài giờ, thậm chí là những câu họ vừa nói. Đây được gọi là tình trạng mất trí nhớ ngắn hạn. Ở người trẻ, mất trí nhớ ở dạng này là một trong những dấu hiệu cảnh báo sớm của chứng sa sút trí tuệ.

2.2 Thay đổi tâm trạng, dễ cáu giận

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thay đổi tâm trạng ở người trẻ, như áp lực công việc, ảnh hưởng tâm lý nhưng nếu những thay đổi này quá cực đoan và dẫn đến các hành vi hung hăng thì đây có thể là dấu hiệu của chứng sa sút trí tuệ.

Thông thường một người bị sa sút trí tuệ sẽ khó phân biệt sự thay đổi tâm trạng nào là bình thường và thay đổi nào liên quan đến sa sút trí tuệ. Tuy nhiên, những người xung quanh có thể nhận ra điều này. Vì vậy khi thấy người thân của mình đột nhiên trở nên hay cáu giận, dễ nổi nóng hơn bình thường thì hay theo dõi và nhắc nhở để họ có thể đi khám sớm. 

2.3 Giảm khả năng làm việc, khó khăn khi hoàn thành các nhiệm vụ quen thuộc 

Một dấu hiệu phổ biến khác của chứng sa sút trí tuệ ở những người trẻ tuổi là người bệnh khó hoàn thành các công việc được giao dù đó là những việc mà họ vẫn thường làm và từng làm một cách dễ dàng trước đây như chơi trò chơi, viết ra một thứ gì đó… 

Những người trẻ mắc bệnh này cũng gặp khó khăn trong việc học những kiến thức mới hoặc thích nghi với các thói quen mới. 

2.4 Lẫn lộn về các chi tiết, thời gian

Một người khi bị sa sút trí tuệ ở giai đoạn đầu có thể gặp phải tình trạng dễ nhầm lẫn trong công việc, sai các kiến thức hay chi tiết cơ bản, nhầm lẫn về thời gian. Sự nhầm lẫn có thể xảy ra do họ bối rối khi thực hiện các nhiệm vụ khó khăn, không hiểu vấn đề hay thậm chí là khi ai đó cố gắng trò chuyện với họ.

2.6 Thờ ơ với mọi người, mọi thứ xung quanh 

Bên cạnh các trường hợp sa sút trí tuệ phản ứng thái quá với con người, sự việc xung quanh thì có những người lại trở nên “không cảm xúc” một cách bất thường. Họ tỏ ra mất hứng, thờ ơ với hầu hết các hoạt động hàng ngày, không muốn làm bất cứ điều gì, thậm chí cả những điều vốn là sở thích. 

Đây cũng có thể là một triệu chứng của sa sút trí tuệ giai đoạn đầu. Khi thấy dấu hiệu này, người bệnh phải được kiểm tra xem có phải họ đã mắc chứng sa sút trí tuệ hay không.

Tìm hiểu thêm: Mất ngủ kéo dài phát hiện thoái hóa não chất trắng 

Sa sút trí tuệ ở người trẻ và 6 dấu hiệu nhận biết 

Thờ ơ với mọi người, sự việc xung quanh là một trong những biểu hiện sa sút trí tuệ thường gặp ở người trẻ.

2.6 Mất phương hướng

Trong những trường hợp nghiêm trọng, dù mới bị sa sút trí tuệ nhưng người bệnh đã có thể gặp phải tình trạng mất ý thức về phương hướng. Thậm chí họ có thể quên nhà hoặc nơi làm việc. Nếu thấy xuất hiện dấu hiệu này, bạn nhất định không được bỏ qua mà phải thăm khám ngay để được chẩn đoán chính xác. 

3. Chẩn đoán và điều trị sa sút trí tuệ ở những người trẻ tuổi

3.1 Chẩn đoán sa sút trí tuệ ở người trẻ

Việc chẩn đoán chứng sa sút trí tuệ đối với người trẻ khó khăn hơn người lớn tuổi do các triệu chứng sớm của bệnh thường không rõ ràng, khó phát hiện. Do đó dễ dẫn đến chẩn đoán sai, hoặc nhầm lẫn với các vấn đề khác như lo lắng, stress, hay trầm cảm…nếu không nắm vững chuyên môn. 

Chứng sa sút trí tuệ cũng hiếm gặp hơn ở lứa tuổi trẻ, khiến người bệnh không chú ý, hoặc khó nhận biết, phân biệt các triệu chứng của bệnh.

Đối với các trường hợp người trẻ bị sa sút trí tuệ, sự quan tâm, để ý của các thành viên trong gia đình đóng vai trò quan trọng giúp chẩn đoán bệnh chính xác. Những ghi nhận của người nhà sẽ là cơ sở giúp các bác sĩ có những đánh giá chính xác về tình trạng bệnh. 

Ngoài ra, khi đi khám, bệnh nhân sẽ được làm các bài kiểm tra, xét nghiệm máu, chẩn đoán hình ảnh dựa trên đánh giá lâm sàng. Từ đó, các bác sĩ chuyên khoa có thể đưa ra kết luận chính xác về tình trạng bệnh. 

Một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sa sút trí tuệ là bệnh Alzheimer. Do đó, nếu bạn bị mất trí nhớ sớm và tiền sử gia đình có người mắc Alzheimer thì có thể được chỉ định xét nghiệm gen.

Sa sút trí tuệ ở người trẻ và 6 dấu hiệu nhận biết 

>>>>>Xem thêm: Hiểu về bệnh suy giảm trí nhớ và cách chữa bệnh hiệu quả

Khi có các dấu hiệu sa sút trí tuệ, người trẻ nên đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, ngăn bệnh tiến triển.

3.2 Điều trị bệnh sa sút trí tuệ ở người trẻ như thế nào?

Tùy theo nguyên nhân và mức độ mà điều trị bệnh có thể khỏi hoàn toàn hoặc không. 2 phương pháp điều trị chủ yếu bao gồm: dùng thuốc và không dùng thuốc.

– Dùng thuốc

Mục tiêu của việc điều trị bằng thuốc là giảm các triệu chứng và khắc phục từ nguyên nhân nếu có thể. Với tình trạng của mỗi bệnh nhân, các bệnh lý đi kèm, khả năng đáp ứng thuốc khác nhau mà các bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc phù hợp. Người bệnh nên thăm khám để nắm rõ tình trạng bệnh của mình lựa chọn loại thuốc tối ưu.

– Không dùng thuốc

Để ngăn sự tiến triển của bệnh, người bệnh nên thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh gao gồm: tập luyện thường xuyên, ăn uống lành mạnh, giữ cân nặng hợp lý, không hút thuốc, uống rượu bia,…

Trên đây là những kiến thức về sa sút trí tuệ khi còn trẻ, hi vọng có thể giúp bạn và người thân nhận diện và điều trị bệnh sớm. Khi có các dấu hiệu nghi ngờ, bạn nên đi khám chuyên khoa Nội thần kinh để được chẩn đoán và tư vấn cách chữa phù hợp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *