Đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Vì vậy, phân loại đột quỵ có vai trò quan trọng trong việc nhận biết dấu hiệu, để từ đó có biện pháp phòng ngừa kịp thời.
Bạn đang đọc: Phân loại và nhận biết dấu hiệu các dạng đột quỵ
1. Tổng quan về đột quỵ
Đột quỵ là một bệnh cấp tính, xảy ra đột ngột và nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm. Các chuyên gia phân loại đột quỵ thành 3 dạng: đột quỵ xuất huyết não, đột quỵ thiếu máu não và cơn đột quỵ thoáng qua.
1.1 Đột quỵ là gì?
Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não thường đột ngột xảy ra khi nguồn máu cung cấp cho não gián đoạn hoặc tắc nghẽn. Khi đó, não bất ngờ bị thiếu dinh dưỡng và oxy dẫn đến các tế bào não bị chết trong vài phút. Đây là một bệnh lý phổ biến và nguy hiểm, người bị đột quỵ có nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời.
Đột quỵ thường xảy ra ở người trên 45 tuổi và ở nam nhiều hơn ở nữ. Sức khỏe của hầu hết những người sau khi trải qua cơn đột quỵ đều sẽ suy yếu. Họ dễ gặp một số biến chứng như vận động yếu, suy giảm thị giác, rối loạn cảm xúc, mất ngôn ngữ,…
Quá trình phục hồi sau đột quỵ thường chậm và lâu dài. Người bệnh phải kiên trì, tuân thủ liệu trình của bác sĩ và kết hợp chế độ ăn uống và luyện tập để cải thiện các triệu chứng. Thời gian phục hồi sau tai biến ở mỗi người sẽ khác nhau, có thể là vài tuần, vài tháng, thậm chí là vài năm.
Đa số người bệnh sẽ phục hồi sau vài tháng đầu tiên, nhiều trường hợp sẽ phải cải thiện từ 12 đến 18 tháng. Tuy nhiên, cũng có một số người phải sống với di chứng của đột quỵ cả đời.
1.2 Nguyên nhân gây đột quỵ
Dưới đây là các yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ:
– Người có tiền sử đột quỵ: Những người từng bị đột quỵ có nguy cơ cao bị lần tiếp theo, nhất là trong khoảng thời gian vài tháng đầu.
– Người bị tiểu đường: Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ huyết áp cao, xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não.
– Người mắc các bệnh lý về tim mạch: Huyết áp, lượng đường trong máu, mức cholesterol cao,…có thể là các nguyên nhân dẫn đến đột quỵ.
– Huyết áp cao: Khi huyết áp tăng cao sẽ gây áp lực lên thành động mạch dễ dẫn đến xuất huyết não. Ngoài ra, huyết áp cao là cơ sở hình thành các cục máu đông, cản trở quá trình lưu thông máu lên não.
– Mỡ máu: Lượng cholesterol cao tích tụ trên thành động mạch gây tắc nghẽn mạch máu.
– Hút thuốc: Khói thuốc làm tổn thương mạch máu và làm tăng quá trình xơ cứng động mạch.
– Béo phì: Người bị thừa cân béo phì dễ bị bệnh huyết áp cao, tim mạch, mỡ máu,…
– Lối sống không khoa học: Thiếu ngủ, ăn uống thiếu chất, lười vận động là những nguyên nhân gây đột quỵ.
– Ngoài ra tuổi tác, tiền sử gia đình cũng là yếu tố nguy cơ gây ra các cơn đột quỵ.
2. Phân loại các dạng đột quỵ
Dưới đây là 3 dạng đột quỵ người bệnh thường gặp:
2.1 Phân loại đột quỵ: Đột quỵ thiếu máu cục bộ
Đây là một dạng đột quỵ phổ biến nhất, chiếm đến khoảng 80 – 85% các ca đột quỵ. Đột quỵ do thiếu máu não cục bộ xảy ra khi khối máu đông làm tắc nghẽn mạch máu đến não.
Những người trên 60 tuổi, người bị huyết áp cao, người mắc các bệnh lý về tim mạch, tiểu đường,… có nguy cơ bị đột quỵ thiếu máu cục bộ cao hơn bình thường.
Triệu chứng
– Cảm thấy tê đột ngột ở một bộ phận nào đó trên cơ thể, đặc biệt là tay, chân
– Yếu ở một bên của cơ thể
– Đột ngột đau đầu dữ dội mà không có nguyên nhân
– Đi lại, vận động khó khăn
– Chóng mặt, mất thăng bằng và khó phối hợp các động tác
– Nhìn mờ hoặc mất thị lực
– Khó nói, khó giao tiếp
– Lú lẫn
Cách phòng ngừa
– Kiểm soát bệnh tiểu đường: Lượng đường trong máu cao ảnh hưởng đến các mạch máu, dẫn đến hình thành các cục máu đông.
– Theo dõi cân nặng: Béo phì là nguy cơ dẫn đến nhiều bệnh lý về huyết áp và tim mạch.
– Không sử dụng các chất kích thích: Các chất này làm tăng huyết áp và nhịp tim, gây tổn thương cho động mạch.
– Luyện tập thể thao ít nhất 3 lần trên tuần.
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân gây đau dây thần kinh cổ gáy
2.2 Phân loại đột quỵ: Đột quỵ xuất huyết não
Đột quỵ xuất huyết não xảy ra khi các mạch máu bị vỡ, khiến máu xâm lấn vào nhu mô và gây tổn thương não. Có hai loại đột quỵ xuất huyết não là xuất huyết nội sọ và xuất huyết dưới nhện.
Triệu chứng
– Buồn nôn, ói mửa, choáng váng, hôn mê
– Không thể kiểm soát các chuyển động của mắt
– Yếu hoặc liệt một bộ phận nào đó của cơ thể
– Đột ngột đau đầu dữ dội kèm với triệu chứng nôn mửa
– Cứng cổ, lú lẫn, mất ý thức
– Lên cơn co giật
Cách phòng ngừa
– Kiểm soát huyết áp rất quan trọng trong phòng ngừa xuất huyết não
– Kiểm soát các bệnh lý nguy cơ như huyết áp cao, tiểu đường, cholesterol cao,…
– Tránh xa thuốc lá và hạn chế uống các loại đồ uống có chất kích thích
– Thay đổi chế độ sinh hoạt và thực đơn ăn uống hàng ngày lành mạnh hơn
– Không nên ăn nhiều đồ ăn mặn, đồ ăn dầu mỡ
– Ngủ đủ giấc, hạn chế mất ngủ và căng thẳng mệt mỏi
– Luyện tập thể dục, nâng cao sức khỏe thường xuyên
>>>>>Xem thêm: Đặc điểm và cách điều trị rối loạn giấc ngủ ở trẻ
2.3 Phân loại đột quỵ: Cơn thiếu máu não thoáng qua
Cơn đột quỵ này có triệu chứng giống với đột quỵ não thực sự. Tuy nhiên, nó chưa gây ra các tổn thương não. Cơn thiếu máu não thoáng qua xảy ra khi một động mạch não bị tắc nghẽn hoặc bị bít lại sau đó tự lưu thông.
Triệu chứng
– Yếu, tê bì các vùng tay, cánh tay, lưỡi, mặt
– Hoa mắt chóng mặt, khó khăn khi nói chuyện
– Giảm thị lực có thể xảy ra ở một hoặc hai mắt
– Mặt của người bệnh không cân xứng, thường bị xệ một bên
Cách phòng ngừa
– Đối với người bị rối loạn nhịp tim cần phải theo dõi sát sao
– Tập thể dục thường xuyên, tối thiểu 3 ngày trên tuần để tăng cường lưu thông máu
– Người béo phì nên giảm cân và kiểm soát cân nặng
– Hạn chế mỡ động vật và muối trong chế độ ăn uống
– Bổ sung các thực phẩm tươi sống, hoa quả, rau xanh nhiều vitamin và khoáng chất
– Tránh xa các chất kích thích và thuốc lá
– Tầm soát sớm nguy cơ đột quỵ thông qua thăm khám với chuyên gia, xét nghiệm và chụp chiếu liên quan để chủ động phòng ngừa (đặc biệt đối với các đối tượng nguy cơ cao: có bệnh lý tim mạch, huyết áp, tiểu đường…; tuổi tác lớn hoặc tiền sử gia đình có người đột quỵ).