5 cách giảm nguy cơ đột quỵ mà bạn nên biết

Đột quỵ nằm trong top 3 nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong trên thế giới. Vậy làm thế nào để giảm nguy cơ đột quỵ? Đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu về bệnh lý và có biện pháp phòng ngừa kịp thời.

Bạn đang đọc: 5 cách giảm nguy cơ đột quỵ mà bạn nên biết

1. Tổng quan về đột quỵ

Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não, xảy ra khi não bộ bị tổn thương do quá trình cung cấp máu lên não bị gián đoạn khiến não bộ bị chết trong vài phút. Vì vậy, người bị đột quỵ, thời gian kéo dài càng lâu thì số lượng tế bào não chết càng nhiều sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận động và khả năng tư duy, thậm chí có thể tử vong.

Những người sống sót sau cơn đột quỵ hầu hết đều bị suy yếu sức khỏe hoặc mắc các di chứng như tê liệt một phần cơ thể, rối loạn cảm xúc, suy giảm thị giác, mất ngôn ngữ,…

Có hai dạng đột quỵ là đột quỵ do xuất huyết và đột quỵ do thiếu máu:

– Đột quỵ do thiếu máu: Chiếm tới 85% tổng các ca đột quỵ. Tình trạng này xảy ra do các cục máu đông nghẽn động mạch, gây cản trở quá trình lưu thông máu lên não

– Đột quỵ do xuất huyết: Đây là tình trạng mạch máu đến não bị vỡ khiến máu tràn vào nhu mô não gây xuất huyết não.

Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp cơn thiếu máu não thoáng qua. Đây gọi là tình trạng đột quỵ nhỏ xảy ra khi dòng máu cung cấp cho não bị giảm tạm thời.

5 cách giảm nguy cơ đột quỵ mà bạn nên biết

Hầu hết những người sống sót qua cơn đột quỵ sức khỏe đều bị suy yếu hoặc mắc các di chứng như tê liệt, rối loạn cảm xúc, giảm thị giác,…

2. Biện pháp giảm nguy cơ đột quỵ

Đột quỵ là một căn bệnh nguy hiểm và có thể xảy ra với bất kỳ ai, bất cứ lúc nào. Đột quỵ thường diễn ra đột ngột nhưng trên thực tế 80% cơn đột quỵ có thể ngăn chặn được.

2.1 Kiểm soát huyết áp làm giảm nguy cơ đột quỵ

Tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến đột quỵ. Vì vậy, duy trì huyết áp ở mức bình thường có thể phòng ngừa nguy cơ đột quỵ. 

– Cần theo dõi huyết áp thường xuyên, đặc biệt là những người cao tuổi. Huyết áp tăng cao không có triệu chứng nhận biết nên kể cả người bình thường cũng nên kiểm tra huyết áp 2 lần/năm

– Huyết áp nên duy trì dưới mức 128/80mmHg, huyết áp trên mức 140/90mmHg là huyết áp cao. Sử dụng thuốc hạ huyết áp phải theo chỉ định của bác sĩ.

– Một số yếu tố gây tăng huyết áp cần phải hạn chế: không hút thuốc, hạn chế ăn muối, giảm cân nếu bị béo phì, tránh căng thẳng stress,…

Tìm hiểu thêm: Đừng chủ quan với cơn tai biến mạch máu não thoáng qua 

5 cách giảm nguy cơ đột quỵ mà bạn nên biết

Duy trì huyết áp ở mức bình thường có thể giảm nguy cơ đột quỵ

2.2 Chế độ ăn uống

Chế độ dinh dưỡng phù hợp, cân nhắc các thực phẩm cần tránh có thể cải thiện sức khỏe tim mạch và tránh được nguy cơ đột quỵ

– Uống nhiều nước không chỉ tốt cho cơ thể mà uống nước ở một vài thời điểm trong ngày còn có tác dụng phòng tránh hình thành cục máu đông, giảm nguy cơ gây đột quỵ. Ngoài cần uống đủ lượng nước trong ngày, bạn nên uống nước khi vừa thức dậy và trước khi đi ngủ 30 phút vì đây là hai thời điểm cơ thể cần bổ sung nước nhất.

– Ăn nhiều rau và trái cây: Rau và trái cây là các thực phẩm giàu chất xơ và ít calo giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch. Các loại rau màu xanh đậm giúp tăng cường sức khỏe tim mạch và kiểm soát cân nặng, có thể kể đến một số loại như rau cải, rau muống, rau ngót, súp lơ, bắp cải,…

– Hạn chế chất béo không lành mạnh để giảm lượng cholesterol trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành. Một số loại thực phẩm bạn nên hạn chế: bánh ngọt, bánh quy, kem phủ, khoai tây chiên,…

– Không dùng các thức ăn chế biến sẵn có nhiều muối như thịt hun khói, pate, xúc xích,…và các loại đồ ăn lên men như cà muối, dưa muối, hành muối,… Tránh các loại thức ăn gây kích thích như gia vị cay nóng, cà phê, bia, rượu,…

2.3 Tập thể dục giúp giảm nguy cơ đột quỵ

Tập thể dục giúp giải tỏa căng thẳng, cải thiện giấc ngủ, giảm lượng cholesterol xấu, tăng tuần hoàn máu,… làm giảm các yếu tố nguy cơ như béo phì, huyết áp cao, xơ vữa động mạch.

– Người trưởng thành nên tập thể dục tối thiểu 150 phút/ tuần. Chuyên gia khẳng định rằng tập đều đặn 30 phút mỗi ngày có thể giảm 25% nguy cơ đột quỵ.

– Các môn thể thao được khuyến khích tập luyện là đi bộ, chạy, bơi lội, nhảy dây, đạp xe, gym, yoga,…

– Tập luyện theo nguyên tắc từ nặng đến nhẹ, từ ít đến nhiều để cơ thể có thời gian thích nghi. Tập luyện các môn thể thao vừa sức, nhiệt độ thích hợp để tránh tình trạng mệt mỏi và gặp các chấn thương trong khi luyện tập.

– Tập luyện phải đi kèm với chế độ dinh dưỡng phù hợp, thiếu chất dinh dưỡng có thể gây ra thiếu máu, nguy cơ dẫn đến đột quỵ.

5 cách giảm nguy cơ đột quỵ mà bạn nên biết

>>>>>Xem thêm: Coi chừng các biến chứng mất ngủ mạn tính

Các môn thể thao được khuyến khích tập luyện là đi bộ, chạy, bơi lội, nhảy dây, đạp xe, gym, yoga,…

2.4 Giảm căng thẳng, mệt mỏi

Tình trạng stress thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch, hệ tiêu hóa khiến sức khỏe sa sút và làm tăng nguy cơ đột quỵ. Bạn có thể giải tỏa căng thẳng bằng một số phương pháp sau:

– Tập yoga: Đây là cách để cơ thể thư giãn, giảm muộn phiền, mệt mỏi. Bên cạnh đó, yoga còn giúp bạn duy trì được vóc dáng, cơ thể luôn dẻo dai và khỏe mạnh.

– Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ ngon giúp cho tinh thần bạn được nghỉ ngơi và loại bỏ căng thẳng. Mất ngủ là một trong những nguyên nhân gây mệt mỏi và suy nhược cơ thể vì vậy hãy đảm bảo chất lượng giấc ngủ để bảo vệ sức khỏe của bạn

– Giao tiếp nhiều hơn: Trò chuyện, giao tiếp với mọi người xung quanh sẽ giúp bạn tháo gỡ được các vấn đề trong cuộc sống, hạn chế những suy nghĩ tiêu cực, lo âu, căng thẳng sẽ được giảm đi.

– Massage: Đây là một trong những cách giảm stress hiệu quả nhất. Massage không chỉ giúp thư giãn các cơ bắp mà còn tác động tích cực đến tinh thần giúp bạn dễ chịu và thoải mái hơn.

2.5 Xây dựng lối sống lành mạnh

– Lập kế hoạch học tập và làm việc khoa học, kết hợp với nghỉ ngơi để giảm thiểu căng thẳng, mệt mỏi

– Tạo thói quen cho bản thân ngủ đúng giờ và đủ giấc

– Hạn chế sử dụng các chất kích thích gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh như rượu, bia, thuốc lá,…

– Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, hạn chế đồ ăn nhiều đường, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh. Thay vào đó tích cực bổ sung vitamin, chất xơ và khoáng chất, đảm bảo cơ thể luôn đầy đủ năng lượng.

– Vận động thường xuyên để cải thiện sức khỏe và năng cao sức đề kháng

– Khám sức khỏe định kỳ để tầm soát bệnh và phát hiện sớm các nguy cơ

2.6 Thực hiện tầm soát nguy cơ đột quỵ

Thực hiện tầm soát nguy cơ đột quỵ não là một giải pháp giúp phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ. Chúng có thể là tình trạng cao huyết áp, rối loạn lipid máu, mỡ máu, đường máu, béo phì, tiểu đường, các chỉ số liên quan đến sử dụng thuốc lá, uống rượu bia… Khi được chẩn đoán có những vấn đề bất thường người bệnh sẽ được chỉ định điều trị, theo dõi kiểm soát để đảm bảo các chỉ số sức khỏe ổn định, không thúc đẩy nguy cơ dẫn đến đột quỵ não.

Đột quỵ là một vấn đề đáng báo động và biến chứng rất nguy hiểm. Vì vậy, bạn hãy chủ động theo dõi sức khỏe và tuân thủ biện pháp phòng ngừa. Hy vọng, bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin bổ ích.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *