Mất ngủ sụt cân là dấu hiệu của bệnh gì?

Mất ngủ sụt cân kéo dài có thể khiến người bệnh bị suy nhược cơ thể. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc mà còn cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Đọc bài viết dưới đây để tìm ra nguyên nhân và phương pháp điều trị kịp thời.

Bạn đang đọc: Mất ngủ sụt cân là dấu hiệu của bệnh gì?

1. Nguyên nhân gây ra hiện tượng mất ngủ sụt cân

Giấc ngủ giúp cơ thể được nghỉ ngơi sau một ngày hoạt động mệt mỏi. Vì vậy nếu mất ngủ hoặc thiếu ngủ dễ dẫn đến tình trạng sức khỏe sa sút.

1.1 Mất ngủ sụt cân do bệnh lý

Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này mất ngủ phổ biến. Các bệnh lý thường gây mất ngủ và sụt cân là:

– Bệnh tiêu hóa: Các bệnh lý như đau dạ dày, trào ngược dạ dày gây ra các triệu chứng khó tiêu, ợ hơi khiến cho người bệnh cảm thấy ăn không ngon, trằn trọc khi ngủ. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu ngủ và giảm cân.

– Bệnh tiểu đường: Đái tháo đường khiến cơ thể bị rối loạn chuyển hóa, lượng glucose tăng ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng. Dấu hiệu đặc trưng của đái tháo đường là mệt mỏi, mất ngủ và sụt cân nhanh chóng.

– Huyết áp cao: Mất ngủ, ngủ không sâu giấc là nguyên nhân khiến người huyết áp cao mệt mỏi và chán ăn.

– Bệnh hô hấp: Ngoài tức ngực, khó thở người mắc các bệnh về hô hấp thường chán ăn, suy nhược và dễ kiệt sức.

– Bệnh thận: Các triệu chứng của bệnh thận có thể bao gồm mất ngủ kéo dài, bị sụt cân đi kèm với đi tiểu nhiều lần, tiểu rắt,…

– Ung thư: Mất ngủ và sụt cân mà không rõ nguyên nhân là một trong những dấu hiệu của hầu hết các bệnh ung thư. Các bệnh ung thư như ung thư vú, ung thư phổi, ung thư dạ dày,… khiến người bệnh xanh xao, suy nhược cơ thể và mất sức.

1.2 Mất ngủ sụt cân không do bệnh lý

Ngoài các bệnh lý kể trên, mất ngủ kèm theo sụt cân còn có thể xảy ra do rối loạn lo âu. Đây là tình trạng người bệnh quá lo lắng và căng thẳng dẫn đến mất ngủ. Khi đó cơ thể sẽ bị suy nhược dẫn đến sụt cân nhanh chỉ trong vài ngày. Chứng rối loạn lo âu nếu không được cải thiện kịp thời sẽ dễ dẫn đến trầm cảm.

Ngoài ra, công việc quá bận và áp lực dẫn đến chế độ ăn uống không điều độ, thiếu ngủ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Mất ngủ sụt cân là dấu hiệu của bệnh gì?

Mất ngủ sụt cân không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt mà còn cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm

2. Mất ngủ sụt cân nguy hiểm như thế nào?

Thông thường, mất ngủ do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Khi bị mất ngủ hoặc ngủ chập chờn người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, không có cảm giác đói. Khi đó, cơ thể sẽ bị suy nhược, không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng gây ra tình trạng sụt cân.

Nếu tình trạng chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn thì bạn cần thay đổi thói quen sinh hoạt và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Còn nếu tình trạng kéo dài và không thể cải thiện được thì bệnh lý có thể phát triển theo hai hướng:

– Người bệnh mất ngủ kéo dài dẫn đến chán ăn, sụt cân liên tục gây ra suy nhược cơ thể. Khi đó người bệnh có nguy cơ bị thiếu máu, đau đầu, đột quỵ, tai biến, suy giảm trí nhớ.

– Sau một thời gian mất ngủ và sụt cân, cơ thể người bệnh có xu hướng đòi hỏi hấp thụ thức ăn, dẫn có thể đến tình trạng tăng cân không kiểm soát.

Với trường hợp nào thì tình trạng này cũng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vì vậy, người bệnh cần được cải thiện giấc ngủ càng sớm càng tốt. Hãy đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị đúng cách.

Tìm hiểu thêm: Bệnh mất ngủ mạn tính là gì, có nguy hiểm không?

Mất ngủ sụt cân là dấu hiệu của bệnh gì?

Mất ngủ khiến người bệnh mệt mỏi, chán ăn, cơ thể suy nhược dẫn đến tình trạng sụt cân

3. Phương pháp điều trị bệnh

Để tránh tình trạng này ảnh hưởng đến sức khỏe, người bệnh cần xác định đúng nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp.

3.1 Điều trị mất ngủ sụt cân bằng thuốc

Với triệu chứng mất ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon, sụt cân,… có thể giảm nhẹ khi sử dụng một số loại thuốc. Hai loại thuốc thường được dùng là thuốc đặc trị và thuốc an thần. Tuy nhiên các loại thuốc điều trị mất ngủ phải được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa. Thuốc cũng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như chóng mặt buồn nôn, giảm trí nhớ, rối loạn tiêu hóa,… 

3.2 Điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu

Mục đích của phương pháp điều trị này là kích thích các hệ thần kinh để cải thiện giấc ngủ. Vật lý trị liệu hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng và giúp người bệnh dễ đi vào giấc ngủ.

3.3 Sử dụng các loại trà giúp ngủ ngon

Đối với trường hợp mất ngủ do yếu tố môi trường, công việc, giờ giấc thay đổi,…bạn có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ bằng cách uống một số loại trà thảo mộc. Tâm sen, trà gừng, trà hoa cúc, trà lạc tiên,… có tác dụng điều hòa huyết áp, an thần để cải thiện tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc.

Mất ngủ sụt cân là dấu hiệu của bệnh gì?

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân gây bệnh đau đầu ù tai và cách ngăn chặn bệnh

Một số loại trà có tác dụng cải thiện chất lượng giấc ngủ

4. Lời khuyên của bác sĩ

Để cải thiện tình trạng mất ngủ, bạn nên thay đổi thói quen sinh hoạt bằng các biện pháp sau:

– Bổ sung các thực phẩm giàu tinh bột, canxi và sắt trong bữa ăn hàng ngày. Tăng cường các loại thực phẩm hỗ trợ điều trị khó ngủ như thịt, cá, chuối, yến mạch, sữa, bơ. Không ăn quá no và thức ăn khó tiêu vào bữa tối.

– Hạn chế uống đồ có chứa chất kích thích hoặc caffeine sát giờ đi ngủ. Rèn luyện thói quen đi ngủ sớm và thức dậy sớm, ngủ đủ 7 đến 9 tiếng một ngày. Giữ thời gian ngủ và thức dậy thống nhất ngày này sang ngày khác kể cả cuối tuần.

– Sắp xếp công việc hợp lý, khoa học để hạn chế áp lực, căng thẳng. Stress là nguyên nhân dẫn đến mất ngủ, chán ăn và sụt cân.

– Tập thể dục hàng ngày vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối. Ưu tiên các bộ môn vừa sức với cơ thể: yoga, bơi lội, gym, chạy, thiền, dưỡng sinh,…

– Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử ít nhất 1 giờ trước khi đi ngủ. Thay vào đó bạn có thể massage, ngâm chân hoặc nghe nhạc nhẹ nhàng.

– Uống ít nước vào buổi tối để hạn chế đi tiểu đêm làm gián đoạn giấc ngủ.

Trên đây là những thông tin về nguyên nhân, phương pháp điều trị và cách phòng ngừa tình trạng mất ngủ sụt cân. Tình trạng này không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến công việc và cuộc sống. Thậm chí là nếu không được cải thiện kịp thời thì sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy người bệnh cần chủ động thăm khám chuyên khoa Nội thần kinh khi có biểu hiện bệnh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *