Đau đầu, mất ngủ là tình trạng gặp phải ở nhiều người. Đây có thể chỉ là tình trạng tạm thời nhưng cũng có thể kéo dài, gây ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống lâu dài của người bệnh. Bên cạnh các nguyên nhân gây đau đầu, mất ngủ do ngoại cảnh tác động thì mất ngủ có thể tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm. Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết để hiểu đau đầu mất ngủ là bệnh gì?
Bạn đang đọc: Bị đau đầu mất ngủ là bệnh gì? Ai thường mắc phải?
1. Đau đầu, mất ngủ thường gặp ở đối tượng nào?
Trước đây, đau đầu mất ngủ thường gặp chủ yếu ở người lớn tuổi nhưng căn bệnh này ngày càng trẻ hóa. Nhiều người trẻ tuổi hiện nay đã than phiền về tình trạng đau đầu, mất ngủ khi họ còn rất trẻ. Phần lớn thường gặp ở dân văn phòng, người làm công việc phải thay đổi giờ giấc liên tục, căng thẳng stress, người mắc các bệnh lý cấp hoặc mạn tính.
Đau đầu mất ngủ ít gặp hơn ở trẻ em, trường hợp trẻ bị đau đầu mất ngủ chủ yếu do nguyên nhân tâm lý (trầm cảm) hoặc đang có bệnh lý cấp hoặc mạn tính.
Người lớn tuổi thường ngủ ít hơn so với trẻ em và người trưởng thành, cũng dễ bị đau đầu hơn do lúc này hệ thống thần kinh cũng yếu dần theo sự lão hóa của tuổi tác và thời gian.
Theo thống kê, tỷ lệ phụ nữ bị đau đầu, mất ngủ nhiều hơn nam giới.
Tiếp theo, bài viết sẽ giải đáp đau đầu mất ngủ là bệnh gì?
2. Bị đau đầu mất ngủ là bệnh gì?
Bên cạnh các yếu tố ngoại cảnh tác động như phòng ngủ quá nóng hoặc quá lạnh, ồn ào, ánh sáng không phù hợp, sử dụng các chất kích thích trước khi ngủ (như trà, cafein, bia, rượu, thuốc lá,…) thì xét trên góc độ bệnh lý, tình trạng đau đầu mất ngủ có thể do một số bệnh lý sau gây ra:
2.1 Cúm
Cúm khiến cơ thể chúng ta mệt mỏi, sổ mũi, đau đầu, sốt, có thể dẫn đến mất ngủ. Các triệu chứng của cúm thường kéo dài khoảng 7 ngày, mỗi chủng có những biểu hiện và mức độ nguy hiểm khác nhau.
Khi bị đau đầu mất ngủ do cúm, bạn tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc kháng sinh vì cúm do virus gây ra nên việc dùng thuốc kháng sinh không những không có tác dụng mà chỉ khiến bạn mệt thêm.
Một lời khuyên cho bạn là nếu sốt trên 38,5 độ C thì uống thuốc hạ sốt, sổ mũi thì dùng dung dịch xịt để rửa sạch mũi, nếu đau đầu mất ngủ nên đi khám để bác sĩ kiểm tra và kê đơn thuốc phù hợp giúp bạn mau khỏi bệnh.
Cúm cũng có những chủng nguy hiểm đến tính mạng, bạn đừng lầm tưởng cúm là “bệnh lông gà, vỏ tỏi” mà chủ quan bỏ qua nhé. Hãy đi thăm khám với bác sĩ để giải quyết sớm, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
Tìm hiểu thêm: Trẻ bị rối loạn giấc ngủ phải làm sao? Lời khuyên cho cha mẹ
2.2 Đau đầu mất ngủ là bệnh gì? – Viêm amidan cấp/mạn tính
Amidan sưng to do viêm, gây đau họng, sốt, nhức đầu, khó nuốt, thậm chí mất ngủ. Viêm amidan cấp tính thì các triệu chứng diễn biến rầm rộ, còn viêm amidan mạn tính thì các biểu hiện ít rầm rộ hơn nhưng lại có thể tái đi tái lại nhiều lần.
Nếu bị viêm amidan, bạn nên đi khám với bác sĩ sớm để được kê đơn thuốc điều trị kịp thời, tránh để lâu biến chứng mạn tính và gây nguy hiểm.
2.3 Viêm họng
Với những người hay bị viêm họng đặc biệt là viêm họng cấp, cơn đau, sốt, khó chịu vùng họng sẽ ảnh hưởng tới giấc ngủ có thể dẫn tới đau đầu mất ngủ.
Đối với viêm họng mạn tính: thường kéo dài dai dẳng, nhất là khi người bệnh uống nước lạnh hay bị nhiễm khuẩn vùng họng. Có thể sốt hoặc không, đau họng, khó nuốt và điều này có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ của người bệnh.
2.4 Viêm phế quản
Viêm phế quản cấp hoặc mạn tính sẽ khiến người bệnh khó thở, tức ngực, mệt mỏi, chính điều này cũng gây ảnh hưởng tới giấc ngủ. Khi bị mất ngủ người bệnh thường căng thẳng, stress dễ dẫn tới đau đầu và ngược lại.
2.5 Đau đầu mất ngủ là bệnh gì? – Thiếu máu não
Thiếu máu não khiến các tế bào não làm việc không hiệu quả, thậm chí có thể chỉ đạo sai hoặc không làm việc (tổn thương không phục hồi). Khi bị thiếu máu não, người bệnh thường đau đầu, mất ngủ, khó tập trung, trí nhớ bị suy giảm.
Thiếu máu não còn tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ não trong tương lai. Đây là căn bệnh nguy hiểm, bạn tuyệt đối không được chủ quan. Thiếu máu não có 2 dạng là thiếu máu não cục bộ và thiếu máu não cục bộ thoáng qua (TIA – còn gọi là bệnh lý “tiền đột quỵ”). Nếu có biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, khó tập trung, giảm trí nhớ, bạn nên đi khám với bác sĩ để được kiểm tra, ngăn ngừa và xử trí hiệu quả tránh biến chứng nguy hiểm sau này.
>>>>>Xem thêm: Rối loạn tiền đình kéo dài bao lâu? Cách phòng ngừa
2.6 Viêm xoang
Nhiều người than phiền viêm xoang gây rất nhiều phiền toái: ngạt mũi/chảy nước mũi; đau đầu đặc biệt là vùng lông mày, má hoặc trán; đau họng; sốt; ho; mệt mỏi. Khi bị viêm xoang (các màng lót xoang trở nên sưng và viêm) lâu ngày không được điều trị dễ dẫn tới viêm xoang mạn tính. Cơn đau đầu do viêm xoang có thể dễ bị nhầm lẫn với chứng đau nửa đầu vì triệu chứng điển hình của đau đầu do xoang thường xuất hiện ở một bên, cũng có trường hợp cả hai bên.
Ngoài ra, đau đầu mất ngủ còn là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác vì vậy bạn tuyệt đối không nên chủ quan. Muốn biết đau đầu mất ngủ là bệnh gì? Bạn hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán đúng và lên phác đồ điều trị hiệu quả, đây là biện pháp an toàn và hiệu quả nhất, giúp bạn mau khỏi bệnh, ngăn ngừa biến chứng và tránh được những tác dụng phụ do việc tùy tiện sử dụng thuốc gây ra.