Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của chúng ta. Nếu bạn bị mất ngủ kéo dài, cơ thể sẽ nhanh chóng bị suy kiệt, làm giảm tinh thần và sức khỏe kéo theo nhiều bệnh lý nguy hiểm như huyết áp cao, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, bệnh dạ dày,… Cùng tìm hiểu ý nghĩa của giấc ngủ và cách trị mất ngủ trong bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Những điều chưa biết về giấc ngủ và cách trị mất ngủ
1. Vai trò “thần kỳ” của giấc ngủ và tác hại của chứng mất ngủ
1.1 Giấc ngủ và vai trò của giấc ngủ
Giấc ngủ điều chỉnh đồng hồ sinh học của cơ thể, giúp cho não bộ được nghỉ ngơi, giảm stress, tăng cường khả năng tập trung, trí nhớ và sự sáng suốt.
Cuộc đời mỗi con người chúng ta dành ⅓ thời gian cho việc ngủ. Ngủ rất quan trọng vì trong quá trình ngủ sẽ giúp sản xuất ra các hormone rất hữu ích cho quá trình chuyển hóa của cơ thể, đồng thời tích lũy năng lượng cho hoạt động trong ngày. Ngủ đủ còn giúp cơ thể tăng trưởng tốt hơn, nhất là đối với trẻ em sự đòi hỏi tăng trưởng cần nhiều hơn nên giấc ngủ đối với trẻ em cũng cần nhiều hơn đối với người lớn. Trong giấc ngủ, não bộ sẽ sắp xếp thông tin theo một trình tự nhất định, xử lý thông tin và ghi nhớ những thông tin đó. Những thông tin này sẽ giúp cho cơ thể phát triển và thích nghi với môi trường sống hiện đại.
1.2 Hậu quả nguy hiểm của chứng mất ngủ
Nhịp sống hiện đại ngày nay có thể khiến chúng ta ngủ không ngon giấc. Làm việc trong thời gian quá dài hoặc vui chơi quá nhiều cũng gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Khi không ngủ được cơ thể sẽ mệt mỏi, uể oải, đầu óc căng thẳng, hay bồn chồn cáu giận, gây ảo giác, kéo theo các bệnh lý về thần kinh và tâm thần.
Thiếu ngủ “thủ phạm” khiến tình trạng thừa cân, béo phì ngày càng trầm trọng.
Thiếu ngủ cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh tim mạch và bệnh về rối loạn chuyển hóa.
Ngủ không đủ giấc còn dẫn đến giảm trí nhớ, khó tập trung chú ý, giảm sút khả năng lao động, thường dẫn đến tình trạng rối loạn tâm lý, lo âu, cáu gắt, mệt mỏi, uể oải. Từ đó làm nảy sinh rất nhiều vấn đề về sức khỏe tâm thần như trầm cảm, tự kỷ,…
Tìm hiểu thêm: Hiểu đúng về điều trị tai biến mạch máu não
2. Giấc ngủ trải qua các giai đoạn như thế nào?
Khi ngủ cơ thể chúng ta hoạt động theo 3 giai đoạn như sau:
– Giai đoạn ngủ nông (kéo dài khoảng 5-10 phút): Đầu tiên là não sẽ bắt đầu hoạt động chậm lại, phát hiện những sóng chậm và các hoạt động của cơ thể vẫn có thể tiếp tục.
– Giai đoạn ngủ sâu (chiếm khoảng 20% thời gian ngủ của một đêm): Đến khi cơ thể ngủ sâu các hoạt động của cơ thể gần như ngừng hẳn, chỉ có cơ quan tim và hô hấp làm việc để đảm bảo cho sự sống và khi này sóng chậm hầu như chiếm toàn bộ.
– Giai đoạn ngủ chuyển động mắt nhanh (chiếm phần còn lại của đếm): Đến giai đoạn này thì hoạt động điện não lại hoạt động bình thường như khi thức. Các nhà khoa học đã chứng minh không nhất thiết bạn phải ngủ đủ 8 tiếng, điều quan trọng là cần đảm bảo chất lượng mỗi giấc ngủ, và đặc biệt là trong giai đoạn ngủ chuyển động mắt nhanh vài đây là giai đoạn quan trọng nhất, giúp cơ thể phục hồi lại sức khỏe.
3. Sai lầm khi bị mất ngủ nhiều người thường áp dụng
Nhiều người có thói quen mất ngủ thường đi rửa mặt, dậy đọc sách, xem vô tuyến, sử dụng điện thoại,… là những thói quen xấu càng làm cho tình trạng mất ngủ trở nên nghiêm trọng hơn.
Bởi vì lý do sau: Khi bạn xem tivi, sử dụng điện thoại vào ban đêm, ánh sáng từ màn hình tivi hoặc điện thoại chiếu vào mắt sẽ chuyển một thông điệp tới não và ngăn chặn hormone melatonin – hormone gây buồn ngủ và điều hòa nhịp sinh học của cơ thể.
4. Các cách trị mất ngủ bạn cần biết
Muốn trị bệnh mất ngủ cần tìm đúng nguyên nhân gây mất ngủ là gì, để từ đó đưa ra biện pháp điều trị nguyên nhân đồng thời điều trị cả triệu chứng mất ngủ.
Hiện nay có nhiều cách trị mất ngủ:
4.1 Cách trị mất ngủ bằng thuốc tây
Thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh và sử dụng thuốc là cách trị mất ngủ an toàn và hiệu quả nhất. Bác sĩ sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân gây mất ngủ, đánh giá tình trạng mất ngủ hiện tại cũng như mức độ nguy hiểm của tình trạng mất ngủ với những biến chứng có thể xảy ra trong tương lai. Tư vấn chế độ sử dụng thuốc, ăn, uống, tập luyện, ngủ, nghỉ, làm việc phù hợp.
Những trường hợp mất ngủ không quá nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc hoặc có thể không cần dùng thuốc mà sẽ cải thiện bằng các biện pháp khác như ăn, uống, ngủ, nghỉ, tập luyện, thay đổi thói quen ngủ,… để hỗ trợ người bệnh cải thiện tình trạng mất ngủ.
Với trường hợp mất ngủ kéo dài gây biến chứng nguy hiểm, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị hiệu quả và có thể can thiệp để ngăn ngừa các biến chứng của mất ngủ gây ra.
>>>>>Xem thêm: Thế nào là đau thần kinh tọa và cách điều trị
4.2 Cách trị mất ngủ bằng bài thuốc đông y
Một số bài thuốc dân gian có thể giúp điều hòa thần kinh não bộ, giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn và ngủ ngon giấc hơn như:
– Trà hoa cúc mật ong
– Cây lạc tiên
– Đinh lăng
– Hoa thiên lý
– Nụ hoa tam thất
– Ngâm chân bằng nước ấm với thảo dược,…
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý lựa chọn các loại thực phẩm này phải sạch, có nguồn gốc rõ ràng, chế biến đảm bảo vệ sinh và không nên lạm dụng trong thời gian quá dài.
4.3 Cách trị mất ngủ bằng vật lý trị liệu
Xoa bóp, bấm huyệt, massage, châm cứu, ngâm chân bằng nước ấm với thảo dược, sóng từ trường, máy áp lực hơi,…
4.4 Cách trị mất ngủ bằng liệu pháp tâm lý
Áp dụng với những người bị mất ngủ do yếu tố tâm lý như stress, căng thẳng, gặp vấn đề về tâm thần.
Trên đây là những cách trị mất ngủ, để biết mất ngủ do nguyên nhân nào và cách điều trị hiệu quả nhất bạn nên đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh để được kiểm tra, chẩn đoán đúng và xây dựng phác đồ điều trị hiệu quả.