Siêu âm bụng là một trong những phương pháp thăm khám bệnh sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Vậy siêu âm vùng bụng tổng quát giúp chẩn đoán những bệnh lý gì, cần lưu ý những gì trước khi thực hiện là điều được nhiều người quan tâm.
Bạn đang đọc: Siêu âm vùng bụng tổng quát là gì, khi nào cần thực hiện?
Siêu âm vùng bụng tổng quát để chẩn đoán bệnh gì?
Siêu âm vùng bụng tổng quát là phương pháp thu lại hình ảnh trong thời gian thực, qua đó bác sĩ có thể quan sát cấu trúc các cơ quan nội tạng bên trong ổ bụng và chuẩn đoán bệnh nếu có hiện bất thường.
-
Siêu âm vùng bụng giúp chẩn đoán nhiều bệnh lý
Siêu âm bụng là để kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc xác định bệnh lý thông qua các dấu hiệu người bệnh cho là bất thường. Quá trình siêu âm diễn ra khá nhanh chóng, không gây đau đớn và không ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Siêu âm vùng bụng tổng quát sẽ giúp phát hiện các bệnh về:
– Gan: viên gan mãn tính, xơ gan, gan xơ hóa, ung thư gan
– Mật: viêm túi mật, sỏi mật.
– Viêm tuyến tụy, lá lách to.
– Hệ tiết niệu: tắc nghẽn thận, sỏi thận hoặc ung thư bàng quang, niệu quản
– Hệ sinh dục: tử cung, buồng trứng, tiền liệt tuyến
– Hệ tiêu hóa: viêm ruột thừa, đau dạ dày, các khối u, cục máu đông
Ngoài ra, siêu âm ổ bụng còn có thể phát hiện các bệnh phình động mạch chủ bụng, các chất lỏng tích tụ trong ổ bụng,… và đánh giá dịch trong bụng, khoang màng phổi và màng ngoài tim.
Chuẩn bị gì trước khi siêu âm ổ bụng?
Trước khi siêu âm vùng bụng tổng quát bạn cần ghi nhớ 1 số vấn đề như sau:
– Nhịn ăn trước 6 giờ (để đánh giá túi mật, đường mật)
– Nhịn tiểu căng (để đánh giá bàng quang, tử cung, buồng trứng, tiền liệt tuyến): có cảm giác rất mót tiểu
– Trong điều kiện siêu âm cấp cứu, có thể không cần nhịn ăn hoặc nhịn tiểu. Khi đó sẽ hạn chế đánh giá một số bộ phận.
Tìm hiểu thêm: Chụp MRI sọ não được thực hiện khi nào?
>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Chụp cộng hưởng từ biết được những bệnh gì?
Cần lựa chọn địa chỉ uy tín để siêu âm vùng bụng tổng quát
Khi nào cần siêu âm vùng bụng?
Nên thực hiện siêu âm vùng bụng tổng quát trong những trường hợp sau đây:
– Đau bụng
– Sờ thấy hoặc nghi ngờ có khối trong ổ bụng
– Sụt cân, mệt mỏi không rõ nguyên nhân
– Rối loạn tiêu hóa kéo dài
– Kiểm tra sức khỏe định kỳ (không có triệu chứng gì).