Mất ngủ trưa là tình trạng thường gặp, đặc biệt là ở những người làm việc văn phòng. Đây không phải là một bệnh lý và cũng không thể điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên người bệnh có thể tham khảo một số cách chữa mất ngủ trưa đơn giản, an toàn để có giấc ngủ trưa chất lượng hơn.
Bạn đang đọc: Cách chữa mất ngủ trưa đơn giản và hiệu quả
1. Giấc ngủ trưa có tác dụng gì đối với cơ thể?
Tương tự như giấc ngủ đêm, ngủ trưa là một trong những nhu cầu sinh lý tự nhiên của cơ thể. Các chuyên gia cho biết, buổi trưa là thời điểm nhiệt độ cơ thể sẽ giảm dần và khả năng phản ứng với kích thích bên ngoài cũng bị ảnh hưởng, do đó việc có một giấc ngủ trưa là điều rất cần thiết để cân bằng lại.
Ngủ trưa mang lại rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe, không chỉ giúp xua tan cảm giác mệt mỏi, căng thẳng sau một buổi sáng làm việc mà còn rất tốt cho não bộ, giúp lấy lại tinh thần và năng lượng để sẵn sàng cho thời gian làm việc tiếp theo vào buổi chiều.
Giấc ngủ trưa chỉ kéo dài khoảng 15 – 30 phút nhưng lại đem tới rất nhiều lợi ích cả về thể chất lẫn tinh thần. Nếu thường xuyên mất ngủ trưa sẽ làm ảnh hưởng đến các hoạt động của cơ thể và não bộ. Lâu dần khiến cơ thể mệt mỏi, đầu óc kém tỉnh táo và quá trình làm việc cũng không đạt hiệu quả cao.
2. Vì sao người bệnh lại bị mất ngủ trưa?
Nguyên nhân gây mất ngủ trưa thường xuất phát chủ yếu từ yếu tố tâm lý, đặc biệt đối với người làm việc văn phòng thường xuyên phải đối mặt với những áp lực từ công việc. Các nguyên nhân chính gây mất ngủ trưa bao gồm:
– Mất ngủ do sinh hoạt: Nếu người bệnh sử dụng các chất kích thích gây hưng phấn hay thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia, trà, ăn quá no trước khi ngủ, ngủ trái múi giờ, gặp căng thẳng, stress… thì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của hệ vi mạch, gây cản trở lưu thông oxy và máu lên não. Đây đều là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ngủ trưa kéo dài.
– Nguyên nhân thực thể: Thường xảy ra đối với những trường hợp mắc bệnh lý liên quan tới viêm xoang, viêm mũi dị ứng, đau thấp khớp, viêm loét dạ dày, trầm cảm… Người thường xuyên lạm dụng thuốc đau đầu, thuốc lợi tiểu, thuốc kháng viêm steroid cũng có khả năng gặp phải tác dụng phụ đó là mất ngủ trưa.
3. Cách chữa mất ngủ trưa đơn giản và hiệu quả
Việc ngủ trưa đúng cách và đúng giấc sẽ giúp người bệnh nâng cao sức khỏe, đồng thời tăng cường chức năng hoạt động của não bộ cũng như các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể. Tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi người mà có thể điều chỉnh thời gian ngủ trưa sao cho phù hợp nhất. Tuy nhiên các chuyên gia cũng khuyến cáo, thời gian ngủ trưa nên ngắn nhất là 15 phút và kéo dài không quá 1 tiếng. Dưới đây là một số phương pháp cải thiện mất ngủ trưa đơn giản và hiệu quả cho người bệnh:
3.1 Đi ngủ vào thời gian thích hợp
Theo các chuyên gia về thần kinh, thời gian thích hợp nhất để người bệnh ngủ trưa là sau khi ăn bữa trưa. Tuy nhiên không nên ngủ ngay sau khi ăn mà nên dành khoảng 20 phút thư giãn để cơ thể tiêu hóa thức ăn rồi mới đi ngủ. Điều này sẽ giúp người bệnh tránh được nguy cơ mắc các bệnh lý về dạ dày như đau dạ dày, đầy bụng, khó tiêu… Bên cạnh đó, việc đi ngủ ngay sau khi ăn cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng khó ngủ, mất ngủ.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể tham khảo thêm ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng về các loại thực phẩm giúp hỗ trợ giấc ngủ để bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày.
3.2 Cách chữa mất ngủ trưa nhờ tập thói quen ngủ đúng giờ
Duy trì thói quen ngủ trưa đúng giờ không chỉ giúp tinh thần trở nên tỉnh táo hơn vào ban ngày mà còn khiến giấc ngủ ban đêm ngủ ngon hơn. Nếu việc ngủ trưa và thức dậy lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ hình thành đồng hồ sinh học, đồng thời tạo phản xạ buồn ngủ tự nhiên mỗi khi tới giờ ngủ trưa.
Tìm hiểu thêm: Phác đồ điều trị rối loạn giấc ngủ hiệu quả nhất
3.3 Lựa chọn không gian ngủ phù hợp
Ánh sáng mặt trời có thể gây kích thích đến đồng tử và khiến người bệnh không có cảm giác muốn nghỉ ngơi. Vì vậy, nên tạo một không gian thích hợp để ngủ trưa bằng cách chọn nơi không có ánh sáng mặt trời chiếu vào. Ngoài ra, người bệnh cũng nên chú ý tới độ yên tĩnh của căn phòng. Nên nghỉ ngơi ở nơi không có tiếng ồn để giúp đầu óc thư giãn, thả lỏng và đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.
3.4 Đặt đồng hồ báo thức
Đặt chuông đồng hồ báo thức khi ngủ trưa giúp người bệnh thức dậy đúng giờ, tránh tình trạng ngủ quá lâu khiến đầu óc trở nên mơ màng, mệt mỏi khi thức dậy. Mất ngủ trưa cũng có thể xảy ra do áp lực thời gian ngủ quá ngắn, tạo nên tâm lý lo sợ ngủ quên và khiến tình trạng mất ngủ trở nên tồi tệ hơn. Do vậy, việc đặt báo thức sẽ tạo cho người bệnh cảm giác yên tâm và thoải mái khi ngủ, từ đó chất lượng giấc ngủ trưa cũng sẽ được đảm bảo.
3.5 Cách chữa mất ngủ trưa nhờ thư giãn đầu óc trước khi ngủ
Hầu hết những người gặp phải tình trạng mất ngủ trưa đều có thói quen tập trung suy nghĩ vào những vấn đề tiêu cực hoặc những khó khăn, áp lực trong công việc trước khi ngủ. Điều này rất dễ khiến tâm lý rơi vào trạng thái căng thẳng và khó đi vào giấc ngủ. Để cải thiện tình trạng mất ngủ trưa, người bệnh nên tập thả lỏng đầu óc bằng cách tập trung thư giãn các nhóm cơ, hít thở chậm lại, tránh để não bộ tiếp tục hoạt động.
3.6 Hạ thấp nhiệt độ phòng
Nhiệt độ và độ ẩm cũng là một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ. Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, khi rơi vào trạng thái ngủ say thì nhiệt độ trong cơ thể sẽ có xu hướng tăng lên. Nếu người bệnh ngủ ở nơi quá nóng sẽ gây ra cảm giác khó chịu khi ngủ say và dễ tỉnh giấc. Theo đó, nhiệt độ phòng lý tưởng nhất dành cho giấc ngủ trưa đó là khoảng 15 – 20 độ C. Hoặc người bệnh cũng có thể điều chỉnh nhiệt độ phòng ngủ phù hợp với cơ thể để có được một giấc ngủ trưa đảm bảo chất lượng.
>>>>>Xem thêm: “Giải mã” thắc mắc về tình trạng thiếu máu não mất ngủ
Trên đây là một số cách chữa mất ngủ trưa đơn giản mà người bệnh có thể tham khảo và áp dụng. Việc cải thiện giấc ngủ trưa sẽ giúp người bệnh nhanh chóng lấy lại sức khỏe thể chất và tinh thần. Nếu như các phương pháp trên vẫn không giúp người bệnh ngủ ngon hơn, tốt nhất hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh để tìm hiểu rõ nguyên nhân và có phác đồ điều trị phù hợp.