Nội soi phế quản có nguy hiểm không?

Nội soi phế quản là thủ thuật cho phép bác sĩ có thể quan sát đường dẫn khí trong phế quản, phổi của bạn. Việc này được sử dụng để tìm nguyên nhân cho các vấn đề tại phế quản, phổi như viêm, khối u, chảy máu hoặc tắc nghẽn đường thở…., vừa có tác dụng can thiệp giúp điều trị một số bệnh lý ở phổi.

Bạn đang đọc: Nội soi phế quản có nguy hiểm không?

1. Vì sao cần nội soi phế quản?

Bác sĩ thường sử dụng nội soi đường thở như một phương tiện giúp xác định nguyên nhân gây khó thở và các vấn đề ở phế quản, phổi… để chẩn đoán các bệnh lý về phổi.

Thủ thuật được thực hiện với dụng cụ gồm một ống nội soi mềm có gắn camera ở đầu. Ống nội soi sẽ đưa qua đường mũi hoặc miệng để đi vào khí quản, sau đó ống được đưa vào phổi của bệnh nhân. Trong quá trình thực hiện nội soi, bác sĩ có thể chèn stend vào đường thở, lấy mẫu mô, tế bào hoặc dịch của phổi để sinh thiết làm giải phẫu bệnh. Điều này giúp điều trị một số bệnh lý về phổi.

Thủ thuật có thể được thực hiện bằng ống soi phế quản mềm hoặc ống soi phế quản cứng. Tuy nhiên, nội soi bằng ống mềm được sử dụng phổ biến hiện nay vì sẽ giúp làm giảm cảm giác khó chịu cho người bệnh, ống nội soi mềm có thể dễ dàng di chuyển giúp bác sĩ quan sát tổng quan đường thở và không cần gây mê toàn thân.

Nội soi phế quản có nguy hiểm không?

Tư thế, vị trí của bác sĩ và bệnh nhân khi nội soi

2. Chỉ định trong trường hợp nào?

Nội soi phế quản được dùng để chẩn đoán, cũng như điều trị một số vấn đề ở phổi. Đây là thủ thuật can thiệp có mức độ xâm lấn tương đối nhưng đem lại hiệu quả thực sự khả quan.

2.1 Chẩn đoán

Nhiễm trùng phổi

– Dịch rửa phế quản hoặc đờm có thể sử dụng để tìm nguyên nhân gây nhiễm trùng.

– Hướng dẫn điều trị bằng nuôi cấy vi khuẩn làm kháng sinh đồ.

– Nội soi để hút sạch đờm, giúp thông thoáng đường thở.

Chảy máu cần phải nội soi phế quản

Trường hợp ho ra máu, nội soi sẽ giúp tìm kiếm vị trí gây ra chảy máu.

Bất thường trên X – quang hoặc CT scan

Nội soi giúp khảo sát và tìm nguyên nhân

Ho dai dẳng

Kiểm tra đường thở và xác định nguyên nhân gây ho không đáp ứng với điều trị bằng thuốc.

Âm thở bất thường

Nội soi giúp khảo sát đường thở bị hẹp hoặc sự bất thường của dây thanh âm.

Bấm mẫu sinh thiết khối u bằng nội soi phế quản để làm giải phẫu bệnh

2.2 Điều trị

Khi đường thở bị tắc nghẽn do dị vật hoặc khối u, nội soi phế quản có thể giúp gắp dị vật ra ngoài, hoặc với đầu laser đốt đi một phần khối u giúp thông thoáng đường thở.

3. Trường hợp nào không nên nội soi?

3.1 Chống chỉ định tuyệt đối:

– Bệnh nhân rối loạn nhịp tim, huyết áp cao

– Rối loạn đông máu hoặc đang chảy máu chưa điều trị được.

– Đang suy hô hấp cấp hoặc giảm oxy máu.

– Không có đủ điều kiện để cung cấp oxy cho bệnh nhân trong quá trình thực hiện thủ thuật.

– Người bệnh không đồng ý thực hiện thủ thuật.

3.2 Chống chỉ định tương đối:

– Nhồi máu cơ tim gần đây (6 tuần) hoặc đau thắt ngực ổn định.

– Tắt nghẽn đoạn khí quản.

– Suy hô hấp giảm oxy mức độ vừa – nặng hoặc suy hô hấp tăng CO2.

– Thiếu máu hoặc tăng áp lực động mạch phổi nặng (vì có thể xuất huyết nghiêm trọng sau sinh thiết).

– Áp xe phổi: nguy cơ vỡ làm mủ lấp đầy đường thở.

– Mới điều trị chấn thương sọ não gần đây dễ bị tăng áp lực nội sọ.

– Suy dinh dưỡng.

– Bệnh nhân kích thích nhiều, không hợp tác.

4. Thủ thuật được thực hiện như thế nào?

Tìm hiểu thêm: Nội soi tiêu hóa gồm những phương pháp nào?

Nội soi phế quản có nguy hiểm không?

Minh họa ekip nội soi và tư thế bệnh nhân, kỹ thuật viên thực hiện thủ thuật nội soi phế quản

4.1 Chuẩn bị trước khi nội soi

– Bệnh nhân cần kiểm tra chức năng đông máu, ECG, xác định không có vấn đề tim mạch nghiêm trọng.

– Nhịn ăn và uống trước khi nội soi 6 tiếng.

– Không hút thuốc lá.

– Bác sĩ cần xem tất cả những thuốc mà bệnh nhân đang điều trị để có chỉ định phù hợp: ngừng thuốc đối với thuốc điều trị đái tháo đường dạng uống, giảm liều hoặc ngưng insulin vào buổi sáng của ngày nội soi. Ngưng sử dụng warfarin 5 ngày và xét nghiệm INR 2 ngày trước nội soi, ngưng aspirin vào buổi sáng trước khi nội soi,……

4.2 Quá trình thực hiện nội soi

– Người bệnh tỉnh táo trong suốt quá trình nội soi.

– Tư thế bệnh nhân nằm ngửa trên giường, đầu hơi ngẩng lên.

– Miệng, mũi và cổ họng của bệnh nhân sẽ được xịt thuốc tê.

– Có thể tiêm thuốc an thần qua tĩnh mạch nhằm giúp người bệnh thư giãn hơn. Hiếm khi gây mê toàn thân. Gây mê toàn thân thường được sử dụng khi nội soi ống cứng.

– Khi bệnh nhân đã cảm thấy thoải mái, bác sĩ đưa ống nội soi vào mũi hoặc miệng của bệnh nhân, sau đó qua khí quản và vào phế quản. Bệnh nhân có thể bị ho, sặc và cảm giác hơi khó chịu khi ống nội soi đi vào nhưng không đau. Khi thuốc tế ngấm người bệnh sẽ không ho, không sặc và cảm giác đau, khó chịu cũng không còn. Có thể cho thở oxy nếu bệnh nhân cần hỗ trợ hô hấp.

– Huyết áp, nhịp tim, nhịp thở, SpO2 (nồng độ oxy trong máu) của người bệnh luôn được theo dõi trong suốt quá trình thực hiện thủ thuật.

– Camera gắn trên ống soi sẽ gửi hình ảnh đến màn hình giúp bác sĩ thao tác và quan sát được đường thở của người bệnh.

– Có thể lấy mẫu mô hoặc mẫu dịch, rửa phế quản bằng các thiết bị đưa qua ống nội soi ngay trong quá trình nội soi.

– Sau khi kiểm tra xong, bác sĩ sẽ lấy ống nội soi ra khỏi đường thở của bệnh nhân. Thông thường quá trình thực hiện thủ thuật sẽ kéo dài khoảng 20-30 phút, tùy thuộc vào từng bệnh nhân.

4.3 Sau khi nội soi

– Người bệnh có thể ngồi nghỉ ngơi sau đó được về nhà.

– Không ăn hoặc uống bất cứ thứ gì cho đến khi hết hoàn toàn cảm giác của thuốc tê trong cổ họng, ít nhất khoảng 4 tiếng sau.

– Trong 24 giờ sau nội soi, bệnh nhân nên được nghỉ ngơi, không nên lái xe, vận động mạnh, khạc nhổ, không sử dụng chất kích thích như bia, rượu, nước uống có ga,…

Nội soi phế quản có nguy hiểm không?

>>>>>Xem thêm: Siêu âm doppler xuyên sọ được áp dụng khi nào?

Hình ảnh nội soi phế quản ống mềm

5. Những rủi ro có thể xảy ra khi nội soi?

Các biến chứng thường nhẹ và không phổ biến. Trường hợp đường thở của người bệnh bị viêm và tổn thương sẵn có thường dễ xảy ra biến chứng hơn. Một số rủi ro có thể gặp phải trong quá trình nội soi:

– Chảy máu phổi: thường xảy ra do thực hiện bấm mẫu sinh thiết làm giải phẫu bệnh, thường chảy máu ít và tự cầm mà không cần điều trị.

– Chảy máu mũi: vết thương nhỏ và tự khỏi

– Sốt: tình trạng này khá phổ biến, xảy ra sau 6-12h sau khi nội soi, thường không phải do nguyên nhân nhiễm trùng, có thể tự khỏi và không cần điều trị gì. Nếu sốt kéo dài > 12h, cần phải tìm nguyên nhân nhiễm trùng.

– Đau họng, khàn giọng: nếu các dấu hiệu không đỡ sau 48h nội soi, bệnh nhân cần phải được điều trị.

– Thủng phổi: hiếm khi xảy ra, do đường thở bị tổn thương trong quá trình thực hiện nội soi. Nếu phổi bị thủng sẽ dẫn đến hậu quả tràn khí màng phổi, không khí tích tụ giữa hai màng phổi gây xẹp phổi.

6. Đánh giá kết quả nội soi

Sau khi thực hiện xong thủ thuật, các kết quả có được trong quá trình nội soi, sẽ được các bác sĩ chuyên môn phân tích kỹ càng trước khi đưa thông tin đến bệnh nhân. Trong trường hợp cần phải sinh thiết, mẫu mô sẽ được kiểm tra tại phòng xét nghiệm đảm bảo chất lượng. Phần lớn các kết quả, bác sĩ sẽ thông báo cho bệnh nhân trong vòng 48 đến 72 giờ. Tuy nhiên, đối với một vài trường hợp phức tạp thì người bệnh sẽ phải đợi thêm một vài ngày để có thể biết được kết quả chính xác của mình.

Người bệnh sẽ được bác sĩ hẹn tái khám. Điều này là cần thiết để bác sĩ đánh giác tình trạng sức khỏe của người bệnh, tư vấn và can thiệp kịp thời nếu có các bất thường xảy ra.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *