Trằn trọc khó ngủ, giấc ngủ không sâu, thường tỉnh giấc giữa đêm và không ngủ lại được đều là những triệu chứng điển hình của hiện tượng mất ngủ về đêm. Nếu tình trạng này kéo dài và không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe và đời sống người bệnh.
Bạn đang đọc: Hiện tượng mất ngủ về đêm xảy ra như thế nào?
1. Mất ngủ về đêm là gì?
Mất ngủ về đêm là tình trạng rối loạn giấc ngủ khá phổ biến hiện nay, trong đó bao gồm các hiện tượng khó ngủ, trằn trọc, ngủ không sâu giấc, thức giấc nửa đêm hoặc dậy từ rất sớm. Người bị mất ngủ về đêm thường cảm thấy mệt mỏi, uể oải, giảm tập trung, thiếu năng lượng cùng nhiều hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Chứng mất ngủ về đêm ở người bệnh được chia thành 2 dạng chính đó là cấp tính và mạn tính:
– Mất ngủ cấp tính
Là tình trạng mất ngủ xuất hiện trong vài đêm hay một vài tuần. Đây cũng là rối loạn mất ngủ thường gặp nhất, chiếm tỷ lệ trung bình khoảng 30 – 40% dân số. Tình trạng cấp tình nếu không được cải thiện sớm và điều trị triệt để sẽ dẫn tới mạn tính.
– Mất ngủ mạn tính
Mất ngủ mạn tính là tình trạng người bệnh bị mất ngủ kéo dài trên 1 tháng. Khi đó, bệnh nhân thường chỉ ngủ được 3 – 4 tiếng/ngày, khó đi vào giấc ngủ, chất lượng giấc ngủ kém và hay bị tỉnh giấc giữa đêm. Mất ngủ mạn tính nếu không được điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ kéo theo nhiều bệnh lý nguy hiểm như: đau nửa đầu, sa sút trí tuệ, bệnh tim mạch hay thậm chí đột quỵ…
2. Triệu chứng thường gặp của tình trạng mất ngủ về đêm
Tình trạng mất ngủ về đêm thường biểu hiện ở một số dấu hiệu đặc trưng như sau:
– Trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ ban đêm, thao thức mãi không ngủ được.
– Giấc ngủ bị chập chờn, đứt đoạn, không sâu giấc.
– Tỉnh giấc nhiều lần vào nửa đêm và rất khó ngủ lại.
– Tỉnh dậy sớm vào buổi sáng.
– Cảm thấy mệt mỏi sau khi thức dậy.
– Luôn có cảm giác như chưa được ngủ, thèm ngủ.
– Cáu gắt, lo âu hoặc buồn chán.
– Học tập, làm việc kém tập trung, suy giảm trí nhớ.
Tìm hiểu thêm: Cẩn trọng với tai biến mạch máu não lần 2
3. Nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ về đêm
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra chứng mất ngủ về đêm, trong đó một số nguyên nhân thường gặp nhất hiện nay bao gồm:
3.1 Căng thẳng, áp lực
Áp lực từ học tập, lo lắng và suy nghĩ nhiều về công việc, cuộc sống, chuyện tình cảm, gia đình hay những sự kiện, biến cố gây chấn thương tâm lý đều là nguyên nhân chính gây ra tình trạng mất ngủ về đêm.
3.2 Thay đổi nhịp sinh học là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mất ngủ về đêm
Nhịp sinh học của con người giống như một chiếc đồng hồ hoạt động theo chu kỳ ngủ và thức dậy. Khi thay đổi lịch làm việc liên tục, đi du lịch hay di chuyển tới một nơi khác lệch múi giờ sẽ làm rối loạn nhịp sinh học, từ đó dễ dẫn tới khó ngủ, mất ngủ.
3.3 Thói quen sinh hoạt không lành mạnh
Các thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày như: ngủ không đúng giờ, ngủ trưa quá lâu, lạm dụng các thiết bị điện tử, vận động mạnh trước khi ngủ, thức khuya… đều tác động xấu và làm gián đoạn tới giấc ngủ của người bệnh.
3.4 Ăn quá nhiều và quá no vào ban đêm
Việc nạp một lượng thức ăn quá nhiều vào buổi tối hay trước khi đi ngủ có thể khiến người bệnh khó chịu khi nằm. Nhiều người gặp tình trạng ợ chua, trào ngược axit, thức ăn từ dạ dày vào thực quản. Điều này khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và khó đi vào giấc ngủ.
3.5 Sử dụng chất kích thích
Sử dụng rượu bia, trà, cà phê, thuốc lá hay các đồ uống có cồn khác đều sẽ cản trở các giai đoạn của giấc ngủ, đặc biệt là tình trạng mất ngủ, thức giấc vào giữa đêm.
3.6 Tác dụng phụ của thuốc gây ra hiện tượng mất ngủ về đêm
Một số loại thuốc như thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc chống trầm cảm, corticoid… có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Trong đó có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng giấc ngủ và làm người bệnh bị mất ngủ về đêm.
3.7 Mắc các bệnh lý mạn tính
Các bệnh lý mạn tính như viêm khớp, viêm dạ dày, trào ngược dạ dày – thực quản, tiểu đường… thường có những triệu chứng gây khó chịu, đặc biệt là vào ban đêm khiến giấc ngủ của người bệnh thường xuyên bị gián đoạn.
Bên cạnh đó, tình trạng mất ngủ về đêm còn có thể là triệu chứng nhận biết của một số bệnh lý khác như: thiểu năng tuần hoàn não, rối loạn lo âu, trầm cảm…
>>>>>Xem thêm: Đột quỵ chảy máu não cần cấp cứu kịp thời, đúng cách
4. Mất ngủ về đêm ảnh hưởng tới sức khỏe ra sao?
Tình trạng mất ngủ về đêm diễn ra thường xuyên, liên tục sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy ảnh hưởng xấu tới sức khỏe về cả thể chất và tinh thần, cụ thể đó là:
4.1 Teo não, tăng nguy cơ đột quỵ
Theo một số nghiên cứu, tình trạng mất ngủ về đêm kéo dài có thể làm gia tăng nguy cơ teo não và đột quỵ cao hơn gấp 8 lần so với người bình thường.
4.2 Rối loạn tâm lý, cảm xúc
Mất ngủ nhiều ngày dễ khiến người bệnh có suy nghĩ tiêu cực, lo âu, luôn cảm thấy cô đơn và dần bị trầm cảm, suy nhược thần kinh, giao tiếp xã hội kém.
4.3 Dễ béo phì
Mất ngủ làm thay đổi hoạt động của não bộ, khiến người bệnh nhanh cảm thấy đói và thường xuyên thèm ăn, đặc biệt là các thực phẩm giàu chất béo.
4.4 Da xấu đi nhanh chóng
Khi không ngủ đủ giấc, cơ thể sẽ gia tăng lượng tiết hormone cortisol làm phá vỡ cấu trúc collagen, khiến làn da kém mịn màng, săn chắc, dễ sạm nám, viêm da, chảy xệ…
4.5 Suy giảm sinh lý
Tác hại nghiêm trọng của việc mất ngủ đó là làm giảm đáng kể nồng độ testosterone trong cơ thể nam giới. Trong khi lượng testosterone thấp khiến sinh lý bị sụt giảm với các biểu hiện điển hình như: giảm ham muốn, xuất tinh sớm rối loạn cương dương…
4.6 Nguy cơ mắc bệnh ung thư
Giấc ngủ ít và gián đoạn dễ khiến người bệnh có nguy cơ mắc ung thư cao hơn người bình thường, đặc biệt là ung thư vú và ung thư đại tràng.
4.7 Đe dọa hệ tim mạch
Thường xuyên khó ngủ, mất ngủ, ngủ không liền mạch sẽ khiến hệ thần kinh căng thẳng, hoạt động quá tải và tạo áp lực trực tiếp lên tim. Khi đó, nhịp tim và huyết áp tăng cao, đồng thời làm gia tăng nguy cơ tử vong do tim và các bệnh mạch vành.
Hiện tượng mất ngủ về đêm có khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu thấy tình trạng này kéo dài, người bệnh nên thăm khám các bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh để được chẩn đoán và điều trị bệnh sớm. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc ngủ khi chưa có sự chỉ định từ các bác sĩ.